Hình banner

Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm

Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đẩy mạnh giải ngân, dẫn đến tình trạng “dồn tiền” để tăng trưởng tín dụng. Hiện tượng này có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã nguyên nhân đằng sau việc ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm, đồng thời phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với nền kinh tế.

Mục lục

Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm 

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến hết tháng 6/2020 ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm, tổng tiền gửi khách hàng (bao gồm dân cư và các tổ chức kinh tế) tại hệ thống ngân hàng là trên 9,2 triệu tỷ đồng, tăng 4,75% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, dư nợ tín dụng chỉ tăng 3,65%, đạt gần 8,5 triệu tỷ đồng.

Thống kê với 28 ngân hàng thương mại (*) đã công bố báo cáo tài chính cũng cho thấy xu hướng tương tự. Tăng trưởng dư nợ cho vay (cấu phần chính và cốt lõi của dư nợ tín dụng) chỉ đạt 3,53%; thấp hơn tăng trưởng tiền gửi khách hàng là 4,17%.

Trên thực tế, việc để tăng trưởng tiền gửi khách hàng lớn hơn tăng trưởng dư nợ cho vay không có lợi cho tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong ngắn hạn, bởi khi đó, chi phí huy động có xu hướng tăng mạnh hơn tiền lãi thu về.

Điều này cũng được chứng minh trong kết quả kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại trong diện thống kê. Cụ thể, tổng chi phí lãi (phản ánh chi phí huy động) của các ngân hàng này tăng tới 12,5%, cao hơn đáng kể mức tăng 10,8% của tổng thu nhập lãi (phản ánh tiền lãi thu về).

Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm
Ảnh: Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm

Tuy nhiên nhìn chung, các ngân hàng vẫn chấp nhận thiệt thòi này để dồn vốn, chuẩn bị cho tăng trưởng cho vay mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm.

Có một chỉ tiêu có thể giúp mường tượng được mức độ thiệt thòi về lợi nhuận của các ngân hàng khi chấp nhận tăng trưởng tiền gửi khách hàng cao hơn tăng trưởng dư nợ, đó là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tiền gửi khách hàng.

Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay, tỷ lệ này chỉ tăng ở 10/28 ngân hàng. Đây là tín hiệu cho thấy các ngân hàng này không dồn vốn một cách rõ rệt để chuẩn bị cho tăng trưởng cho vay nửa cuối năm; phản ánh tâm lý khá thận trọng đối với triển vọng tăng trưởng dư nợ cho vay thời gian tới. Đổi lại, điều này hỗ trợ lợi nhuận cho các ngân hàng trên trong nửa đầu năm.

Ngược lại, 18/28 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tiền gửi khách hàng giảm, phần nào cho thấy tâm lý lạc quan hơn đối với triển vọng tăng trưởng dư nợ cho vay trong nửa cuối năm, vì vậy, họ dồn vốn để chuẩn bị.

MB, MSB, LienVietPostBank, SCB, VIB, Eximbank là những ngân hàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất.

Trái ngược, HDBank, PGBank, BacABank, Kienlongbank, Techcombank, VPBank, SeABank, VietBank, NamABank, Saigonbank, VietABank là những ngân hàng ghi nhận mức suy giảm mạnh nhất.

Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm
Ảnh: Ngân hàng dồn tiền tăng trưởng tín dụng gần cuối năm

Tựu trung, đa phần các ngân hàng đã quyết định dồn vốn trong nửa đầu năm để chuẩn bị cho tăng trưởng cho vay nói riêng và tăng trưởng tín dụng nói chung trong nửa cuối năm.

Xu hướng này là phù hợp với nhận định của đa phần các lãnh đạo ngân hàng ở thời điểm 6 tháng đầu năm với giả thuyết rằng dịch đã được kiểm soát trong tháng 4 và do đó, tăng trưởng tín dụng sẽ hồi phục mạnh trong nửa cuối năm. Thế nhưng, việc dịch quay trở lại đã khiến các kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng bị đảo lộn nhất định. Tác động thực tế là chưa thể ước tính được khi làn sóng Covid-19 thứ hai chưa dừng lại, cùng với đó là lo ngại về các làn sóng Covid-19 tiếp nối.

Đến nay, nhiều ngân hàng đã xin thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước và một số đã được phê duyệt. Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VPBank, HDBank, TPBank, Techcombank và VIB là các ngân hàng đã được giao hạn mức mới quanh 20%.

28 ngân hàng thương mại bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SCB, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietABank, VietBank, Viet Capital Bank, Vietcombank, VietinBank, VPBank (Theo NDH)

Câu hỏi thường gặp về dồn tiền tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng

Câu hỏi: Việc dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm có lợi ích gì?

Trả lời: Dồn tiền tăng trưởng tín dụng giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng, thu hút thêm khách hàng nhằm tăng thị phần.

Câu hỏi: Việc dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm có rủi ro gì?

Trả lời: Dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm có thể đem đến nhiều rủi ro như:

  • Nguy cơ nợ xấu tăng cao: Do cuối năm thường là thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, nên rủi ro nợ xấu có thể tăng cao nếu ngân hàng không thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ vay vốn của khách hàng.
  • Gây áp lực lên thanh khoản của ngân hàng: Việc giải ngân nhiều khoản vay có thể khiến thanh khoản của ngân hàng sụt giảm, dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
  • Gây ra lạm phát: Việc cung cấp nguồn vốn dồi dào cho vay có thể dẫn đến tình trạng dư thừa tiền tệ, từ đó gây ra lạm phát.

Câu hỏi: Các ngân hàng cần lưu ý gì khi dồn tiền tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm?

Trả lời: Các ngân hàng cần lưu ý khi dồn tiền tăng trưởng tín dụng cuối năm

  • Chỉ vay vốn khi có nhu cầu thực sự và có khả năng trả nợ: Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay vốn để tránh rơi vào tình trạng nợ nần
  • So sánh lãi suất, điều kiện vay vốn của nhiều ngân hàng trước khi quyết định vay: Cần lựa chọn ngân hàng có lãi suất và điều kiện vay vốn phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
  • Đọc kỹ hợp đồng vay vốn trước khi ký: Cần nắm rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân để tránh những tranh chấp sau này.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.

Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.

Xem thêm: vay thế chấp ngân hàng vib 

daohannganhang
daohannganhang
Bài viết liên quan
Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào để tiền sinh lời hiệu quả mà vẫn…
Cách chuyển tiền ngân hàng nhanh NAPAS 24/7 với mã QR
Bạn cần chuyển tiền cho người thân, thanh toán hóa đơn hoặc mua sắm trực…
Cách nạp tiền vào tài khoản qua máy nạp, rút tiền tự động
Cách nạp tiền vào tài khoản ngân hàng như thế nào vừa nhanh chóng lại…
Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/