Nội dung của bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng

Khi chúng ta bắt đầu thi công nhà dân dụng phải chuẩn bị kỹ nhiều vấn đề. Muốn có một ngôi nhà dân dụng đẹp thì trước tiên cần phải phác thảo bản vẽ cẩn thận từng chi tiết để có thể xây dựng ngôi nhà dân dụng một cách hoàn hảo. Vậy hãy cùng Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding đón bài đọc bài dưới đây sẽ giúp quý vị và các bạn trang bị cho mình kiến thức về bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng nhé!

Mục lục

Nội dung của bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng

Nội dung của bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng
Nội dung của bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng

Bản vẽ có rất nhiều biện pháp thi công và xử lý sự cố khi thi công nhà dân dụng. Các biện pháp đã được vẽ và minh họa hình ảnh rõ ràng cùng ghi chú cụ thể, rất đơn giản cho công tác áp dụng và thực hiện. Sau đây chính là một vài biện pháp thi công tiêu biểu:

Biện pháp thi công cầu thang

  • Chống thép có ống kim loại điều chỉnh độ cao
  • Giằng ống thép 60 tại các nút có khóa
  • Xà gồ gỗ 80×120
  • Xà gồ gỗ 60×80
  • Tấm cốp pha thép điển hình
  • Tấm cốp pha góc
  • Giáo PAL
    • Công tác thi công cầu thang bộ đều được chia thành từng đợt, mỗi đợt gồm hai vế thang kế tiếp trong phạm vi không gian của từng tầng.
    • Mỗi cầu thang đều được tiến hành liền sau ngay thi công bê tông sàn của từng phần tương ứng.

Biện pháp cốp pha hình chữ nhật

    • Cột chống thép tổng hợp
    • Dây thép neo xuống nền D = 6
    • Chốt
    • Gông thép L75x25x5
    • Bu lông gông
    • Cửa dọn vệ sinh
    • Ván khuôn thép
    • Phễu đổ bê tông
    • Vòi đổ bê tông
    • Tăng đơ
    • Con kê

Biện pháp thi công ván khuôn móng

    • Ván khuôn đài móng
    • Ván khuôn giằng móng
    • Thanh giằng ngang
    • Thanh chống đứng giằng móng
    • Thanh đệm ngang
    • Thanh chống đứng giằng móng
    • Thanh chống xiên
    • Gông cổ móng
    • Ván khuôn cột
    • Thanh đỡ vk giằng móng
    • Gông ván khuôn cột

Quy trình thi công nhà dân dụng

Quy trình thi công nhà dân dụng
Quy trình thi công nhà dân dụng

Định vị công trình:

    • Nhận mốc, chỉ giới, cao độ.
    • Xác định vị trí của trục tim, móng công trình.
    • Lập mốc chuẩn thi công
    • Phân đoạn thi công.
    • Xác định kích thước móng.

Chuẩn bị mặt bằng thi công:

    • San dọn mặt bằng
    • Thoát nước mặt
    • Lắp đặt hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công
    • Lắp đặt các biển báo, chỉ dẫn thi công, an toàn lao động
    • Nghiệm thu

Tiếp nhận vật tư:

    • Vật liệu xây dựng
    • Thiết bị
    • Vật tư bán thành phẩm

Xử lý nền móng:

Quy trình xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép:

Chuẩn bị ép bê tông cốt thép

    • Định vị chính xác các cọc cần ép quả công tác định vị.
    • Nếu có hiện tượng sụt lún thì ta nên dùng gỗ chèn xuống chân máy ép cọc bê tông để đảm bảo máy chắc chắn trong quá trình thi công ép cọc bê tông cốt thép
    • Cẩu lắp khung của máy ép neo ép tải đế vào đúng vị trí thiết kế.
    • Cẩu lắp giá ép của máy ép cọc bê tông vào khung đế, định vị vị trí chính xác và điều chỉnh cho giá ép cọc bê tông đứng thẳng.

Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép:

Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép:
Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép:

Bước 1: Chúng ta nên dùng máy cẩu cọc vào giá ép cọc cốt thép làm sao để cọc bê tông cốt thép không bị nghiêng vuông góc với mặt đất sau đó chúng ta làm sao để gắn chặt đầu trên của cọc bê tông cốt thép và thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép. Trong giây phút đầu khi tiến hành ép bê tông ta máy ép Neo ép nhẹ nhàng đều đều làm sao để cọc bê tông cốt thép với chuyển động với vận tốc không lớn hơn 1cm/s. Để ý khi phát hiện máy ép cọc bê tông bị vẹo vọ thì phải dừng lại và điều chỉnh.

Bước 2: Chúng ta phải chuẩn bị ép đến độ sâu cần thiết như trong bản thiết kế ta phải thêm cọc 2. Khi cho thêm cọc 2 ta cần chú ý căn chỉnh cọc 2 làm sao để đường trục của cọc 2 trùng với trục kích và đường trục cọc 1. Sau khi cho cọc 2 vào chúng ta nên kiểm tra xem cọc 2 đã chuẩn chưa. Bắt đầu tiến hành việc thi công ép cọc 2. Lúc này ta bắt đầu tiến hành ép cọc 2 tốc độ ép cọc BT cốt thép chuyển động đều đều với vận tốc nhỏ hơn 2cm/s . Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc BT cốt thép phải tiến hành nối cọc bê tông cốt thép bằng cách nâng khung di động của giá ép cọc BT cốt thép lên cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép bê tông cốt thép.

Bước 3: Sau khi chúng ta ép xong một cọc, tiếp theo chúng ta tiến hành trượt hệ giá ép BTCT trên khung đến vị trí yêu cầu tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình thi công ép bê tông trên móng thứ 1, dùng máy cẩu trục của dàn ép cọc BT cốt thép thứ 2 vào vị trí theo đúng yêu cầu thiết kế hố móng thứ 2.

Thi công ép cọc bê tông cốt thép được thảo mãn 2 yêu cầu và điều kiện dưới đây:

    • Độ dài cọc BT cốt thép sẽ được máy ép cọc bê tông cốt thép ép sâu trong đất không được vượt quá độ dài Min máy ép neo ép tải theo yêu cầu bản thiết kế.
    • Trọng lượng nén ở thời điểm cuối cùng có chiều sâu xuyên gấp ba lần đường kính cọc. Trong lúc đó vận tốc ép xuống phải không được vượt quá 1cm/s.
    • Kỹ sư giám sát quá trình thi công ép cọc.
    • Sai số cho phép trong thi công xây dựng ép cọc bê tông
    • Tại vị trí cao đáy đài đầu của cọc bê tông không được sai số quá 75mm so với vị trí trong bản thiết kế, độ vẹo của cọc bê tông không hơn 1 phần trăm

Bản báo cáo lý lịch ép cọc cốt thép được ghi đầy đủ gồm nội dung sau:

    • Thời gian đúc cọc bê tông
    • Số hiệu của cọc bê tông cốt thép, vị trí và kích thước cọc .
    • Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc bê tông và mối nối cọc bê tông
    • Thiết bị máy ép cọc bê tông cốt thép
    • Những thắc mắc còn thiếu ép của cọc cốt thép theo thiết kế, các sai số về vị trí và độ lệch trong quá trình thi công ép cọc BT cốt thép.
    • Tên Leader giám sát các quá trình thi công ép bê tông cốt thép.

Thi công phần móng

Bước 1: Thực hiện các công tác chuẩn bị.

Đây là một trong những bước tiền đề quan trọng đầu tiên trong những vấn đề thi công móng đơn, mọi thứ cần phải được chuẩn bị kỹ càng, tránh sơ suất khi thi công. Những yêu cầu về số lượng người, ngày giờ thi công, nguyên vật liệu để sẵn sàng dành cho công tác thi công nội dung thi công được tiến hành thuận lợi.

Bước 2: Thực hiện đóng cọc

Trước khi đóng cọc, chủ đầu tư nên cần phải nhìn vào bản vẽ thi công để giúp xác định được chính xác vị trí những ô cọc, khoảng cách tại các ô cọc cùng nhau. Tại địa hình có nền đất yếu, cần phải có biện pháp đổ bê tông móng tốt để đảm bảo độ mềm lún của đất, có thể gia cố móng bằng các cọc tre

Bước 3: Đào hố móng

Sau khi đã cố định được phần cọc, thực hiện những bước tiếp theo đó là đào đất tại hố móng xung quanh phần cọc đó. Khi thực hiện đào hố móng, người đào móng nên cần phải hiểu được độ nông, sâu, diện tích đủ rộng để giảm được sự cố khi thi công móng đơn, đặc biệt là đảm bảo yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình và làm móng được khô ráo và thoáng mát.

Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng

Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng quá trình thi công tiếp theo được tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn. San phẳng hố móng bằng cách san rải và sử dụng những loại đá có kích thước tương đồng nhau. Tiếp đến là sử dụng dụng cụ thi công chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để san đầm bề mặt hố móng.

Bước 5: Kiểm tra độ cao và lớp bê tông vừa đổ lót móng

Bê tông lót móng được hiểu là lớp bê tông được dùng tại lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hay các kết cấu kiện tiếp xúc với đất để giúp hạn chế bê tông lớp trên mặt nước và bề mặt bằng phẳng, đà giằng, đáy móng.

Bước 6: Cắt đầu cọc

Bước 7: Ghép cốp pha móng

Bước 8: Đổ bê tông móng

Bước 9: Tháo dỡ cốp pha móng

Bước 10: Bảo dưỡng bê tông móng đơn sau khi đổ

Nếu như quá trình thi công móng không đảm bảo được sẽ làm gây nên những vấn đề có tác hại nghiêm trọng như: sụt lún, thấm sàn, nứt sàn bê tông, tuổi thọ cho toàn bộ công trình thấp. Do đó, để tránh được sự cố khi thi công móng đơn, chủ đầu tư cần phải chú ý tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng một cách thật chính xác, khoa học nhất.

Thi công phần thân:

Nội dung: Phần thân công trình bao gồm các bộ phận chính cấu tạo nên hình dáng của công trình và chịu lực cho toàn bộ công trình khả năng bền vững và thẩm mỹ của công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thi công và biện pháp thi công.

Thứ tự các công việc thi công phần thân:

    • Lắp dựng cốt thép cột
    • Lắp ván khuôn cột
    • Đổ bê tông cột
    • Tháo ván khuôn cột
    • Ghép ván khuôn dầm sàn
    • Đặt cốt thép dầm sàn
    • Đổ bê tông dầm sàn
    • Tháo dỡ khuôn dầm sàn

Thi công phần mái:

Thi công phần mái:
Thi công phần mái:

Nội dung : Quy trình đổ bê tông mái

Quy trình đổ bê tông mái được nhiều người chia sẻ kinh nghiệm đổ mái nhà nên cũng tương tự như quy trình đổ bê tông sàn. Trường hợp đổ bê tông mái vào mùa hè, khi nhiệt độ ở ngoài trời lớn hơn 30 độ, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo về tính liên kết của bê tông.

Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se sẽ tiến hành đầm lại một lần nữa.

Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể làm được. Nếu thấy dính không tạo được các vết lõm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại, không thể đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu và trời râm mát có thể đến 4 giờ.

Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng thật đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ (không dùng bàn xoa thép) xoa kỹ cho thật phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt và khó thấm nước. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường được độ chặt bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời có thể tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15%. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu quá lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.

Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, mặt sàn mái khi đổ bê tông cần phải được chia thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1- 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì phải tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5cm đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn sàn mái. Sử dụng đầm dùi để chặt bê tông kết dính lại với nhau.

Nếu đổ mái nghiêng, mái dốc ( có thể tham khảo những mẫu nhà 2 tầng mái dốc) khi thi công thì cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện máy móc đầm dùi, có các biện pháp để tránh bê tông bị đổ tràn sang phần mái có độ nghiêng thấp hơn.

Thi công hệ thống điện, cấp thoát nước, các loại cửa, lắp đặt lan can, tay vịn, chống thấm:

Thi công cấp nước:

    • Lắp đặt đường ống
    • Thử áp lực
    • Nghiệm thu

Thi công thoát nước:

    • Lắp đặt đường ống
    • Kiểm tra độ dốc, rò rỉ
    • Nghiệm thu

Thi công điện:

    • Dải dây
    • Kiểm tra dẫn điện
    • Nghiệm thu

Thi công các loại cửa:

    • Lắp dựng khung cửa
    • Định vị, cố định khung cửa
    • Lắp dựng cánh cửa
    • Nghiệm thu

Các quy trình thi công nhà dân dụng trên đều do các bộ phận, cá nhân thực hiện và phải qua khuôn kiểm tra bởi đơn vị thi công và phòng ban chức năng.

Kết luận

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “ Một số thông tin về bản vẽ biện pháp thi công nhà dân dụng” nếu gặp khó khăn gì xin hãy liên hệ đến Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding Hotline : 0931.346.386 (zalo,viber) để có thể được hỗ trợ tốt nhất.

20200829 231831

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/