CHỈ TIÊU TĂNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG 2019

Theo chia sẻ từ một lãnh đạo ngân hàng, chỉ tiêu tăng tín dụng các ngân hàng 2019 được giao khá đa dạng, những bên tốt có khi lên đến 30%. Ở diễn biến khác, cũng có ngân hàng đặt chỉ tiêu chỉ 6-8%.

Đến hiện tại, hầu hết ngân hàng đã được phân bổ chỉ tiêu tăng tín dụng song chỉ một số ít tiết lộ con số cụ thể.

 

Các ngân hàng được tăng tín dụng ra sao? - Ảnh 1.

Chỉ tiêu tăng tín dụng của một số ngân hàng năm nay. Đồ hoạ: Huy Lê.

Trước đó, trong phiên họp đại hội cổ đông, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB, cho biết ngân hàng này đề xuất được tăng tín dụng 35% do VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên trên thị trường đạt tiêu chuẩn Basel II. Còn NHNN có đồng ý hay cấp hạn mức bao nhiêu, VIB sẽ tuân thủ chừng đó. Ngay cả trong trường hợp hạn mức được cấp thấp hơn, kế hoạch của ngân hàng cũng không ảnh hưởng.

MBBank đặt chỉ tiêu tăng tín dụng năm nay dự kiến là 20%. 20% cũng là mức tăng dư nợ cho vay khách hàng, trái phiếu các tổ chức kinh tế mà TPBank đặt ra cho năm 2019 nếu được NHNN chấp thuận.

Chỉ tiêu của một số ngân hàng TMCP Nhà nước thấp hơn. Vietcombank muốn tăng 15%, VietinBank dè dặt đặt 6-8% do áp lực phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Agribank đặt kế hoạch dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 11-14% và 60% số này là cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Nhóm ngân hàng cổ phần đặt ra mục tiêu có phần cao hơn. Techcombank muốn tăng trưởng tín dụng 13% hoặc cao hơn, Nam A Bank đặt tăng 18%, KienLongBank tăng 15%. Tuy nhiên cũng có đơn vị đặt mục tiêu khiêm tốn, chẳng hạn Vietbank đưa ra con số tăng trưởng 5,9% cho năm nay.

Thông điệp chung của Ngân hàng Nhà nước cho tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%, tương đương với 2018. Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế dựa trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% và lạm phát dưới 4%.

Tăng trưởng tín dụng 14% là phù hợp

Nói về chỉ tiêu tăng tín dụng năm nay ở mức 14%, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chỉ tiêu này có thấp so với các năm trước nhưng lại phù hợp với thực tế.

“Các ngân hàng cần quay về vấn đề củng cố nội tại, cơ cấu nguồn vốn để hoạt động có hiệu quả và lành mạnh. Do vậy, chỉ tiêu tăng tín dụng 14% là phù hợp”, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ với Người Đồng Hành.

Năm nay, NHNN sẽ phân bổ hạn mức tín dụng riêng cho từng ngân hàng và có sự chênh lệch nhiều. Theo T.S Nguyễn Trí Hiếu, việc phân bổ sẽ phụ thuộc vào quan điểm của NHNN đối với từng ngân hàng. Với các ngân hàng lành mạnh, mạng lưới tốt, nợ xấu thấp thường được giao chỉ tiêu cao. Trong khi đó, các ngân hàng có hiệu quả không cao, nợ xấu lớn thì chỉ tiêu có thể thấp hơn.

Các ngân hàng được tăng tín dụng ra sao? - Ảnh 2.

Mức tăng trưởng tín dụng 14% được cho là phù hợp. Ảnh minh hoạ: Liên Hương.

Với riêng các ngân hàng được cấp hạn mức thấp nhưng đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, họ bắt buộc phải điều chỉnh hoạt động. Do vậy, các ngân hàng phải tìm ra các giải pháp để tăng tín dụng nhiều hơn nhằm tăng lợi nhuận.

T.S Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị 4 giải pháp chính có thể giúp các ngân hàng đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao, lợi nhuận tốt hơn.

Thứ nhất, họ có thể “chạy” vào thị trường liên ngân hàng để cho các ngân hàng khác, các tổ chức tín dụng vay lại. Thị trường liên ngân hàng sẽ không còn giới hạn về mặt tăng trưởng và giúp các ngân hàng bù đắp được thị trường cho vay bị giới hạn trên.

Một giải pháp khác là họ có thể điều chỉnh các nhóm khách hàng. Ngân hàng có thể loại trừ các khách hàng có tỷ lệ sinh lời thấp, quan tâm nhiều hơn đến các khách hàng có hiệu quả cao. Tương tự cho các nhóm ngành kinh tế, họ sẽ chạy vào nhóm ngành có lãi suất cao hơn, chẳng hạn như cho vay tiêu dùng,…

Họ cũng có thể tiết giảm các chi phí vốn, chi phí hoạt động như marketing, chi phí khác nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn.

Cuối cùng, ngân hàng có thể đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm gia tăng nguồn thu từ hoạt động này, bù đắp cho việc hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Từ góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch LienVietPostBank, tiết lộ ngân hàng ông sẽ tăng cường bán, tập trung cho vay nhỏ lẻ nếu được tăng tín dụng ít. Bây giờ, chính sách của NHNN cũng hạn chế cho vay bất động sản. Do đó, ông cho hay sẽ “né” các dự án 1.000-2.000 tỷ. Huy động xong mà không cho vay ra được thì nguy hiểm nên theo lãnh đạo này, các ngân hàng có thể chọn giảm lãi suất tiết kiệm. Ngân hàng cũng đang lập dự án để tham gia vào cho vay các giải pháp hạn chế tín dụng đen.

“NHNN điều phối chung thì dựa trên nền kinh tế, lấy vĩ mô làm định hướng. Chặt quá thì kìm hãm, tiền không đẩy ra cho phát triển kinh doanh mà lỏng quá thì lại phát triển thành bong bóng, người ta đem tiền đi mua bất động sản… Để cho thế nào vừa là bài toán khó. Tăng trưởng 6-7% GDP nên tín dụng nằm trong 14-15% là vừa”, ông bày tỏ.

Còn theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, vấn đề của ngân hàng không phải là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu mà là có huy động được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay của khách hàng hay không. Với một số ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thấp thì tăng trưởng tín dụng cao lại khó. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng ra sao được cho là vấn đề nội tại của nhiều nhà băng hơn là các yếu tố khách hàng.

Theo cafef

Xem thêm : tình hình tăng trưởng tín dụng các ngân hàng quý 1/2019

TƯ VẤN TÀI CHÍNH UY TÍN NHẤT MIỀN NAM : 0931.346.386-096.550.3979

Comments are closed.

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/