Tranh chấp đất đai không có giấy tờ – Hướng dẫn giải quyết. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt và vô cùng có giá trị, tuy nhiên bên cạnh đó, đất đai cũng là loại tài sản dẫn đến nhiều tranh chấp nhất. Khi có tranh chấp đất xảy ra, để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp thì họ sẽ đưa ra những chứng cứ, giấy tờ để chứng minh cho quyền sử dụng đất của họ.
Một trong những giấy tờ quan trọng nhất là “sổ đỏ”. Vậy, trong trường hợp nếu đất không có sổ đỏ khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết như thế nào? Để giải đáp thắc mắc thì bạn có thể theo dõi qua bài viết “Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ” ngay sau đây!
Mục lục
Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất của hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Từ quy định trên thì có thể thấy được:
- Tranh chấp đất đai là một khái niệm có nội hàm khá rộng, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp quan hệ đất đai. Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai là những xung đột, những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất.
- Tranh chấp đất đai có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất hay tranh chấp về ranh giới, cột mốc giới của thửa đất hoặc các hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất (như đặt cọc, tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, …) các tranh chấp chia di sản chung đối với tài sản là quyền sử dụng đất.
Cần lưu ý rằng tranh chấp đất đai là loại tranh chấp giữa các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân với nhau trên phần diện tích đất tranh chấp. Tranh chấp đất đai không bao gồm các quyết định hành chính và các hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước. Nếu những quyết định và hành vi hành chính này có thể xâm phạm đến quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân mà họ có yêu cầu giải quyết thì được xem là khiếu nại về đất đai hoặc có thể khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính về đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các mâu thuẫn, các bất đồng giữa các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình với nhau để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ đất đai.
Nguyên nhân và điều kiện sử dụng đất không có giấy tờ
Nguyên nhân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ quan trọng, là căn cứ để xác định quyền sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều cần thiết mà người sử dụng đất nào cũng phải thực hiện để được công nhận các quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất của mình.
Tuy nhiên, hiện nay quyền sử dụng đất của một số hộ gia đình, cá nhân người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Thời gian lâu dài và thất lạc các giấy tờ nhà đất
- Các loại giấy tờ nhà đất đã cũ và không còn phù hợp so với Luật đất đai hiện hành.
- Một số trường hợp không biết quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ.
Điều kiện sử dụng đất không có giấy tờ
Theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đai nhưng chủ thể vẫn đáp ứng được các điều kiện dưới đây thì vẫn được xem là có người có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất đang sử dụng:
- Hộ gia đình, các cá nhân đang sử dụng đất trực tiếp vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; vùng sâu, vùng xa biên giới.
- Có hộ khẩu thường trú tại nơi có đất mà không có sổ đỏ;
- Được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là người đã sử dụng vốn đất ổn định và không có tranh chấp.
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp tranh chấp đất xảy ra mà các bên đương sự không có các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất thì sẽ căn cứ vào:
- Các chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra như là biên lai thu thuế thửa đất, các giấy tờ chứng minh quá trình khai thác và hưởng hoa lợi hoa tức từ thửa đất đang bị tranh chấp.
- Trên thực tế diện tích thửa đất mà các bên đương sự tranh chấp đất mà đang sử dụng ngoài diện tích đất có tranh chấp thì thông qua việc cơ quan có thẩm quyền sẽ đo đạc, thẩm định tại chỗ, đo vẽ thửa đất,… và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
- Hiện trạng các đương sự đang sử dụng thửa đất mà đang có tranh chấp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách ưu đãi của người có công với Nhà nước;
- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài những căn cứ trên đây, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào các lời khai của đương sự, các giấy tờ giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất tự lập của các bên, kết quả xác minh trên thực tế của nơi có đất đang tranh chấp và kết quả giám định,…
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Bất kì mọi vấn đề tranh chấp nào của các đương sự cũng đều mong được giải quyết bằng sự thỏa thuận của hai bên. Việc hai bên tranh chấp tự thỏa thuận sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích cho mình nhằm hạn chế những mất mát, tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi khởi kiện tại Tòa.
Tuy nhiên, nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ bằng thỏa thuận mà không tìm được tiếng nói chung, phương án thống nhất thì cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đất không có giấy tờ để chứng minh thì sẽ thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 của Luật Đất đai 2013.
Thực hiện hòa giải
Hòa giải là con đường giải quyết được các cơ quan Nhà nước khuyến khích áp dụng và thực hiện khi phát sinh các tranh chấp đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013.
Thủ tục hòa giải được thực hiện cụ thể như sau:
- Người có liên quan đến tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu nộp đơn hòa giải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành hòa giải.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra và xác minh các tranh chấp có liên quan đến đất đai.
- Tiến hành thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cho các bên.
- Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo đúng quy trình.
- Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cho các bên có liên quan.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Tranh chấp đất đai không có giấy tờ thì người yêu cầu chỉ có thể được lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết tranh chấp đó là yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền để giải quyết hoặc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ tại Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của các đương sự;
- Trong trường hợp các đương sự không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Câu hỏi thường gặp tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Câu hỏi: Làm thế nào để giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ?
Trả lời: Trong các trường hợp không có giấy tờ, giải quyết tranh chấp đất đai có thể thông qua đàm phán, thỏa thuận giữa các bên, hoặc thông qua việc sử dụng các phương tiện pháp lý như trọng tài hoặc thông qua hệ thống pháp luật thông thường như tòa án.
Câu hỏi: Có cách nào để xác định quyền sở hữu và sử dụng đất khi không có giấy tờ?
Trả lời: Trong một số trường hợp, các bên có thể cùng nhau thỏa thuận và chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đất thông qua các phương tiện khác như chứng cứ chứng chứng, chứng cứ chứng nhận dân sự, hoặc thông qua việc điều tra lịch sử sử dụng đất. Tuy nhiên, việc này có thể phức tạp và đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các bên liên quan.
Câu hỏi: Tại sao có thể xảy ra tranh chấp đất đai không có giấy tờ?
Trả lời: Trong một số trường hợp, quyền sở hữu và sử dụng đất có thể không được xác định rõ ràng hoặc không được chứng minh bằng giấy tờ pháp lý, dẫn đến tranh chấp giữa các bên về quyền lợi và sở hữu của mảnh đất.
Kết luận
Trên đây là phần trình bày những vấn đề có liên quan về giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ. Trong trường hợp các bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc các bạn thành công!
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Pháp luật.