Hình banner

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật. Một vướng mắc thường gặp hiện nay của người dân là khi xây dựng nhà ở tại các khu vực nông thôn thì có cần phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn hay không? Theo như quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 thì việc miễn giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn đã có nhiều thay đổi. Để hiểu rõ hơn về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là gì?

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật
Ảnh: Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là gì?

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan giấy nhà nước (theo một mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân hay tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cơ quan nhà nước cấp phép.

Nó là một công cụ để tổ chức thực thi việc quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định được người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Quy định của mỗi quốc gia về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn có thể khác nhau. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết liên quan.

Khi xây dựng nhà ở riêng ở nông thôn cần có giấy phép xây dựng chỉ trừ các trường hợp được quy định trong Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014, Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 như sau:

Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Điều kiện và thẩm quyền cấp

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật
Ảnh: Điều kiện và thẩm quyền cấp

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Trước khi xây dựng nhà ở cần phải có Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Căn cứ điều 93 Luật xây dựng năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:

“Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn”.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Uỷ ban nhân dân cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xin cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Ở khu vực nông thôn những loại công trình sau đây buộc phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công

Căn cứ vào Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, kể từ ngày 01/01/2021 ở khu vực nông thôn những loại công trình sau buộc phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

Đối với vùng đồng bằng:

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng cấp I, II, III, cấp đặc biệt và nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới trên tầng;
  • Công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Đối với miền núi:

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;
  • Công trình xây dựng cấp I, II, III, cấp đặc biệt;
  • Công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng cần

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật
Ảnh: Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng cần
  • Với việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng phải chịu sự giám sát trực tiếp của pháp luật nhằm tránh các tình trạng gây mất trật tự và mỹ quan nơi xây dựng, trong đó, mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở nông thôn được các chủ đầu tư sử dụng để gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm được xem xét, giải quyết, cấp giấy phép xây dựng nhà ở ở nông thôn theo đúng quy định. Đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn được sử dụng khi công trình xây dựng nhà ở không theo tuyến trong đô thị hoặc là nhà ở riêng lẻ,…
  • Đối với những đối tượng chưa được hưởng chính sách về nhà ở thì cần làm giấy cam kết chưa được hưởng chính sách nhà ở, đất ở để được xét duyệt lại các chế độ này, trong giấy cam kết chưa được hưởng chính sách nhà đất, đất ở có ở phần trình bày các nguyện vọng xin được giải quyết các chính sách mà bạn phải được hưởng.
  • Trong đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn, người xin cấp giấy phép cần phải ghi đầy đủ và rõ những thông tin của chủ đầu tư, bao gồm thông tin về tên của chủ đầu tư hoặc chủ hộ, người đại diện, chức vụ của người đại diện (nếu có), địa chỉ để liên hệ gồm số nhà, tên đường, phố, quận/huyện, tỉnh/thành phố, số điện thoại, đồng thời đơn xin cấp giấy phép xây dựng cũng cần phải trình bày những thông tin về công trình như địa điểm xây dựng, lô đất, diện tích, số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố, trình bày rõ các nội dung đề nghị cấp phép, cụ thể, đối với đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, các bạn cần ghi rõ cấp công trình, diện tích xây dựng tầng một, tổng diện tích sàn, chiều cao công trình, số tầng,… thông tin của đơn vị hoặc chủ nhiệm thiết kế, tên đơn vị thiết kế, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, dự kiến thời gian hoàn thành,…
  • Trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở nông thôn, các bạn phải cung cấp rõ ràng và đầy đủ những thông tin trên để các cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của quá trình xây dựng để xác nhận cho việc xây dựng phải phù hợp với các quy định chung của pháp luật. Sau khi xem xét tính hợp lý của các nội dung có trong đơn, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác nhận đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn theo đúng quy định pháp luật. Xác nhận đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn sẽ giúp quá trình xây dựng nhà ở được hợp pháp hóa.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu có sẵn.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng: Là bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp chính của hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công gồm bản vẽ móng, bản vẽ mặt bằng công trình và bản vẽ mặt bằng các tầng.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban Nhân Dân cấp huyện, nơi có công trình xây dựng đang xin giấy phép.
  • Bước 2: Bộ phận liên quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, thông báo kết quả và viết giấy biên nhận cho người sử dụng đất. Trường hợp có vướng mắc, cơ quan cấp giấy phép sẽ phải trả lời lý do bằng văn bản cho người yêu cầu, đồng thời phải báo cáo cấp trên để có hướng chỉ đạo xử lý.
  • Bước 3: Người sử dụng đất nhận kết quả xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở, tại điểm tiếp nhận hồ sơ và nộp lệ phí theo quy định pháp luật.

Thời gian cấp giấy phép xây dựng

Kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định:

  • Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới thời gian cấp giấy phép là 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hợp lệ;
  • Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Thời gian cấp giấy phép là không quá 10 ngày làm việc.

Lệ phí

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là khác nhau.

Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật
Ảnh: Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Pháp luật

Mức xử phạt khi xây nhà không có giấy phép xây dựng

Phạt lần đầu

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì hành vi tổ chức thi công xây dựng các công trình không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt tiền, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.
  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Mức phạt khi tiếp tục tái phạm

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì đối với trường hợp xây dựng không phép mà đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.
  • Phạt tiền từ 35 triệu đến 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị.

Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 9 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.
  • Phạt tiền từ 70 triệu đến 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi xây dựng nhà không có giấy phép

Căn cứ vào khoản 11 Điều 15 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì ngoài các mức phạt tiền nêu trên được áp dụng thì người có hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng sẽ bị áp dụng các biện khắc phục hậu quả như:

Buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Đối với nhà ở xây dựng không có giấy phép mà đang thi công xây dựng thì bị xử lý như sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền lập sẽ biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình đó.
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải tiến hành làm các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhà ở.
  • Nếu hết thời hạn nêu trên mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì sẽ áp dụng các biện pháp buộc tháo gỡ công trình.

Câu hỏi thường gặp về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Câu hỏi: Ai là đối tượng được cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn?

Trả lời: Các đối tượng có thể được cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế (nếu có quyền sử dụng đất nông nghiệp, nông thôn).

Câu hỏi: Thời hạn và chi phí xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là bao nhiêu?

Trả lời: Thời hạn giải quyết và chi phí xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn có thể khác nhau tùy theo địa phương và pháp luật hiện hành. Thông thường, thời hạn giải quyết không nên quá lâu, thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Chi phí phụ thuộc vào các mức lệ phí quy định của địa phương và loại hình công trình.

Câu hỏi: Hậu quả của việc xây dựng nhà ở nông thôn mà không có giấy phép?

Trả lời: Việc xây dựng nhà ở nông thôn mà không có giấy phép có thể bị xem là vi phạm pháp luật. Có thể bị xử phạt hành chính, buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng không hợp lệ hoặc chịu các hậu quả pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Yêu cầu giấy tờ cần thiết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là gì?

Trả lời: Thông thường, các giấy tờ cần thiết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm: giấy chứng minh nhân dân của chủ đầu tư (cá nhân, hộ gia đình), sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có), bản vẽ thiết kế công trình xây dựng (nếu áp dụng), giấy phép khai thác, sử dụng nước (nếu cần thiết), các văn bản liên quan khác.

Kết luận

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn” gửi đến bạn đọc cùng theo dõi. Để tránh gặp phải những khó khăn về quá trình xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn cũng như các vấn đề pháp lý liên quan, quý vị và các bạn có thể liên hệ Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding để được hỗ trợ tốt nhất.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.

Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.

vay von ngan hang agribank the chap so do

Xem thêm: Diện tích tối thiểu chuyển mục đích sử dụng đất: Quy định mới nhất.

Bài viết liên quan
Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, chủ đầu tư phải làm theo các bước sau để được cấp phép xây dựng nhà yến
Nghề nuôi yến trong nhà đang rất phổ biến mà phát triển và đem lại…
Dich vu rut tien mat the tin dung la gi va hop phap khong10
Hiện nay dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng đang dần phổ biến trong…
maxresdefault 1
Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng tại nhà đang ngày càng phổ biến bởi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/