Đất đai từ lâu đã là chủ đề được quan tâm nhiều trong đời sống hiện nay, được xem là tài sản có giá trị của con người và thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu. Vậy bạn đã biết các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Từ khái niệm tranh chấp đất đai trên có thể thấy Tranh chấp đất đai bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính giữa các thửa đất với nhau.
Các dạng tranh chấp đất đai
Gồm có 3 dạng về tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp sở hữu mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp.
- Tranh chấp giao dịch phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
- Tranh chấp liên quan đến đất.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp. Đối với dạng tranh chấp này, thông thường về các loại:
- Tranh chấp về ranh giới đất giữa các vùng đất được sử dụng và quản lý. Đây là các dạng tranh chấp về lối đi, ngõ đi hay ranh giới đất liền kề. Loại tranh chấp này thường người được quyền sử dụng tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được đâu là ranh giới của đất mình hoặc một số trường hợp chiếm luôn ranh giới làm diện tích đất của mình.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính ( Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện thị hoặc hai UBND xã với nhau)
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Gồm tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Trong các dạng tranh chấp này, người đang và đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Dạng tranh chấp này thường xảy ra đối với các chủ thể khi có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất ,tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,…
Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo mẫu đơn, hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng hoặc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Dạng tranh chấp này là những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì, thường ít gặp hơn trong đời sống. Những tranh chấp này thường có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Tranh chấp này được thể hiện dưới 2 dạng chính là tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn. Theo đó:
- Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi hai vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở.
- Đối với tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất thì tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận, hòa giải được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra những giải pháp để giải quyết đúng đắn và hợp pháp về các vấn đề tranh chấp đất đai dựa trên cơ sở pháp luật có sẵn nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân.
Nhà Nước ưu tiên và khuyến khích việc các bên tranh chấp tự hòa giải ở cơ sở trước tiên, sau đó khi các bên không hòa giải được thì mới gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (theo điều 202 Luật đất đai năm 2013).
Nếu tranh chấp đất hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án, tùy vào từng trường hợp nhất định được quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì có cách giải quyết khác nhau.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:
Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.Đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét giải quyết các vấn đề pháp luật phát sinh trong quan hệ pháp luật về đất đai đều phải tuân thủ theo nguyên tắc sở hữu toàn dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đại diện của chủ sở hữu và bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất.
Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. Theo nguyên tắc này, các hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới của Nhà nước trong quá trình thực hiện giải quyết các quan hệ xã hội về đất đai.
- Xét về mọi mặt, lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội và đất đai là một trong những lợi ích quan trọng nhất của mọi tầng lớp. Nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo thì việc sử dụng đất không thể đạt được hiệu quả, đây là giải pháp thuyết phục khi giải quyết các tranh chấp đất đai.
- Để bảo vệ một cách tốt nhất những lợi ích thiết thân đó, trước hết các bên tranh chấp phải gặp nhau để bàn bạc, thảo luận và thương lượng. Đó cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự do định đoạt cho các đương sự.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chỉ thụ lý đơn khi các bên đã tiến hành qua thủ tục này mà không đạt được sự nhất trí cần thiết.
Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.
Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai
Có 2 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Hòa giải và Giải quyết tranh chấp. Sau đó, nếu hai bên tranh chấp không đồng ý với 2 cách giải quyết trên thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hoặc tố tụng hành chính.
Hòa giải
Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau, trong trường hợp hòa giải không thành thì có quyền yêu cầu Ủy ban nhân cấp xã hòa giải.
Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải thành thì Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ lập biên bản chứng nhận kết quả hòa giải. Nếu trong khi hòa giải có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất ban đầu thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường hoặc Sở tài nguyên môi trường để được thông qua và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới.
Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải không thành thì đối với những tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Giải quyết tranh chấp (trong trường hợp hòa giải không thành)
Tùy vào từng vụ việc sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp huyện hay Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền
Những trường hợp tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết: Những tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Những trường hợp tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết: Những tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Theo trình tự tố tụng
Theo trình tự tố tụng dân sự: Khi người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Theo trình tự tố tụng hành chính: Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân.
Câu hỏi thường gặp các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất
Câu hỏi: Có những hình thức tranh chấp đất nào phổ biến?
Trả lời: Các hình thức tranh chấp đất phổ biến bao gồm tranh chấp về quyền sở hữu, tranh chấp về biên giới, tranh chấp về quyền sử dụng và quản lý đất, tranh chấp về vi phạm hợp đồng và tranh chấp về giao dịch đất không rõ ràng.
Câu hỏi: Có những nguyên nhân gì gây ra tranh chấp đất?
Trả lời: Nguyên nhân của tranh chấp đất có thể là do tranh chấp về quyền sở hữu, biên giới, quyền sử dụng, quyền lợi sử dụng đất, các giao dịch không rõ ràng hoặc vi phạm hợp đồng.
Câu hỏi: Làm thế nào để giải quyết tranh chấp đất?
Trả lời: Tranh chấp đất có thể được giải quyết thông qua đàm phán, thương lượng, trọng tài, hoặc thông qua hệ thống pháp luật thông thường, bao gồm tòa án. Đối với một số trường hợp, các bên có thể thỏa thuận sử dụng các phương tiện giải quyết tranh chấp bên ngoài tòa án, như giải quyết qua trọng tài hoặc trung gian.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai và đặc biệt là những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Hi vọng bài viết này của chúng tôi có thể giúp cho các bạn có thêm được những thông tin bổ ích để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân cũng như gia đình bạn nếu có tranh chấp xảy ra.
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Thông tin tham khảo hữu ích về hòa giải tranh chấp đất đai.