Tìm hiểu thông tin chi tiết về bản vẽ hoàn công

Trước khi thi công một công trình nào đó ta cần phải có bản vẽ thiết kế từ các kiến trúc sư. Sau khi hoàn thành xong thi công thì ta lại cần thêm những loại hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục khác nhau để có thể đưa công trình vào sử dụng. Trong đó bản vẽ hoàn công là một loại hồ sơ quan trọng cần phải có đối với bất cứ công trình nào. Đơn vị thi công và nhà đầu tư chỉ có thể nghiệm thu công trình khi đã có bản vẽ hoàn công. Vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bản vẽ hoàn công, những quy định xung quanh loại giấy tờ này và bản này có khác gì so với bản vẽ thiết kế.

Mục lục

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công có thể được định nghĩa đơn giản là loại bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi được xây xong. Trên bản vẽ này mọi hạng mục chi tiết đều được ghi rõ tương tự với bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, kích thước trên bản vẽ là chính xác với thực tế điều này giúp phản ánh những sự thay đổi của công trình so với thiết kế lúc đầu.

Vai trò của bản vẽ hoàn công

Vai trò của bản vẽ hoàn công
Vai trò của bản vẽ hoàn công

Trong quá trình thi công tất nhiên công trình không thể nào giống 100% với bản vẽ thiết kế ban đầu. Thế nhưng chủ nhà vẫn mong muốn ngôi nhà giống với bản thiết kế nhất có thể. Vì thế mà bản vẽ hoàn công là loại giấy tờ quan trọng và không thể thiếu.

Chủ nhà có thể dựa vào bản vẽ này mà nắm được hiện trạng, kích thước, công năng và những hạng mục khác của ngôi nhà sau khi hoàn tất thi công và dựa vào đó để đưa ra biện pháp sửa chữa phù hợp. Ngoài ra bản vẽ này còn là cơ sở cho quá trình nghiệm thu và thanh toán chi phí cho nhà thầu.

Về mặt pháp lý, bản vẽ hoàn công là công cụ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa vào để quản lý việc sửa chữa. Nó giúp xác định xem các hạng mục của công trình đã được xây dựng chính xác theo giấy phép xây dựng hay chưa.

Sự khác nhau của bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế

Về bản chất thì bản vẽ này hoàn toàn giống với bản vẽ thiết kế về các hạng mục, cách thể hiện chi tiết và của tổng thể công trình. Phần lớn trường hợp bản vẽ này sẽ khác bản vẽ thiết kế do sự chênh lệch của thực tế so với bản vẽ ban đầu. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp bản vẽ giống như với thiết kế ban đầu. Khi đó thì người lập bản vẽ (kiến trúc sư), đơn vị giám sát, chủ đầu tư và nhà thầu thi công sẽ sử dụng bản vẽ thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công.

Phân loại bản vẽ hoàn công

Phân loại bản vẽ hoàn công
Phân loại bản vẽ

Mỗi công trình có một quy mô cũng như tính chất khác nhau. Dựa vào yếu tố mà người ta phân loại bản vẽ hoàn công như sau:

    • Bản vẽ công việc xây dựng
    • Bản vẽ bộ phận công trình
    • Bản vẽ giai đoạn xây dựng
    • Bản vẽ lắp đặt thiết bị
    • Bản vẽ từng hạng mục công trình
    • Bản vẽ tổng thể công trình

Ngoài cách phân loại ở trên, người ta còn giảm các yếu tố phụ rồi làm nổi bật yếu tố chính để phân loại bản vẽ này. Một số loại bản vẽ hoàn công:

    • Bản vẽ san nền và gia cố nền: thể hiện các lớp đất đã được tôn nền và đã san lấp bề mặt nền.
    • Bản vẽ nạo vét lòng sông, hồ hoặc đáy biển: thể hiện độ sâu nạo vét và bề mặt đáy sông (đã được nạo vét).
    • Bản vẽ móng: thể hiện vị trí, độ sâu cọc, kích thước bê tông, đường kính cốt thép…
    • Bản vẽ về đường: biểu diễn mặt cắt dọc, cắt ngang, độ sâu, lớp kết cấu mặt đường…

Những yêu cầu đối với bản vẽ hoàn công

Những yêu cầu đối với bản vẽ hoàn công
Những yêu cầu đối với bản vẽ
    • Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của bản vẽ hoàn công là phải trung thực phản ánh đúng kết quả thực tế của công trình. Tuyệt đối không có trường hợp tự bỏ qua các sai số.
    • Bản vẽ này phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu và không được hồi ký hoàn công.
    • Bản vẽ phải được lập cũng như xác nhận đúng theo quy định Luật pháp hiện hành.
    • Bản vẽ hoàn công phải đảm bảo phản ánh cặn kẽ những thay đổi và chỉnh sửa để thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác và bảo trì công trình về sau.

Những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công

Trong thi công một công trình phải có sự tham gia của đơn vị khác nhau, vậy bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công này?

    • Nhà thầu thi công có trách nhiệm phải lập bản vẽ các hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do chính bên mình thi công.
    • Riêng đối với các bộ phận công trình mà bị che khuất thì phải được lập bản vẽ này hoặc là đo đạc kích thước chính xác, thông số thực tế sau đó mới thực hiện các công việc tiếp theo.
    • Trong trường hợp nhiều nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh sẽ có trách nhiệm lập bản vẽ cho phần việc mà bên mình đã thực hiện. Tuyệt đối không được phép ủy quyền cho các thành viên khác trong liên danh.

Bạn đọc có thể tham khảo Phụ lục II Thông tư 26/2016/TT-BXD để đọc hướng dẫn thự hiện quy trình lập và xác nhận bản vẽ hoàn công.

Hướng dẫn cách đóng gói hồ sơ hoàn công công trình nhà ở

Hướng dẫn cách đóng gói hồ sơ hoàn công công trình nhà ở
Hướng dẫn cách đóng gói hồ sơ hoàn công công trình nhà ở

Mẫu bản vẽ hoàn công phải được trình bày bằng khổ giấy A4 rồi sau đó được lưu trữ trong khổ giấy lớn hơn hoặc có thể đóng thành một bộ tài liệu. Lưu ý, bạn sẽ phải chia thành từng phần nhỏ theo mỗi hạng mục công trình.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các quy định về bản vẽ hoàn công của Nhà nước và lưu trữ mẫu hồ sơ hoàn công được trích trong Thông tư 26/2016/TT-BXD. Tài liệu này có một số nội dung chi tiết về quản lý chất lượng và bảo trì công trình của Bộ xây dựng. Ngoài ra có thể tham khảo thông tư 26 để hiểu hơn về mẫu dấu hoàn công.

Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?

Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ thì sau khi đã hoàn tất hồ sơ hoàn công, chủ nhà có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại UBND quận / huyện / xã nơi mình đang sinh sống.

Trường hợp công trình được xây dựng trong khu đô thị mới thì có thể liên hệ với ban quản lý đầu tư xây dựng của khu đô thị đó.

Bộ hồ sơ hoàn công thông thường gồm những giấy tờ sau:

    • Giấy phép xây dựng
    • Bản vẽ thiết kế
    • Bản vẽ (nếu không có sự thay đổi có thể dùng luôn bản vẽ thiết kế lúc đầu)
    • Hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu
    • Giấy báo kiểm tra, thẩm định công trình hoàn thành

Tùy vào địa phương khác nhau có thể yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau.

Thời gian lập bản vẽ hoàn công

    • Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được chủ đầu tư lập và lưu trữ trước khi tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình hay công trình xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Các nhà thầu tham gia việc xây dựng sẽ lập và lưu trữ hồ sơ với phần công việc mà bên mình thực hiện. Nếu không có bản gốc thì có thể thay bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
    • Hồ sơ hoàn công được lưu trữ tối thiểu là 10 với công trình thuộc nhóm dự án A, 7 năm đối với công trình thuộc nhóm dự án B và 5 đối với nhóm dự án C kể từ khi hạng mục công trình hay công trình xây dựng được đưa vào sử dụng.
    • Hồ sơ này sẽ được nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình theo đúng quy định của pháp luật.

Lệ phí hoàn công là bao nhiêu?

Đối với trường hợp chủ nhà đã ký hợp đồng trọn gói với đơn vị xây nhà thì đơn vị này sẽ có trách nhiệm đóng thuế luôn.

Các chi phí cần đóng khi làm thủ tục hoàn công:

    • Thuế giá trị gia tăng (dựa trên tiền mua vật tư xây dựng)
    • Thuế thu nhập (dựa vào tiền nhân công)

Nếu chủ nhà tự mua vật liệu xây dựng thì sẽ không tính thuế vật tư. Trong trường hợp chủ nhà thuê nhà thầu xây dựng thì các cơ quan thuế sẽ yêu cầu xuất trình hợp đồng để tiến hành thu thuế thu nhập từ nhà thầu.

Đó là trên lý thuyết còn trên thực tế thì chủ nhà thường thay mặt nhà thầu đóng thuế (với điều kiện trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về thay mặt đóng thuế).

Nếu chủ nhà tự thuê nhân công mà không có hợp đồng thì trách nhiệm đóng thuế thuộc về chủ nhà. Tiền thuế thu nhập sẽ được tính dựa vào khung giá thuê nhân công xây dựng ở tại thời điểm đó.

Đối với trường hợp nhờ người thân hay họ hàng giúp đỡ mà không phải thuê nhân công thì không phát sinh thu nhập cho người được thuê nên chủ nhà không cần phải đóng thuế (điều kiện là phải chứng minh được).

Một số trường hợp bị nhầm lẫn giữa đóng thuế xây dựng và lệ phí trước bạ nhà đất. Không phải đóng lệ phí trước bạ khi xây dựng nhà ở riêng lẻ (xem Khoản 11 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP để biết thêm thông tin).

Lập bản vẽ hoàn công

Lập bản vẽ hoàn công
Lập bản vẽ hoàn công

Đối với trường hợp kích thước, thông số thực tế của các hạng mục công trình, công trình xây dựng không thay đổi so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thiết kế được photocopy lại rồi các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận.

Đối với trường hợp kích thước, thông số thực tế của các hạng mục công trình, công trình xây dựng khác biệt so với kích thước, thông số thiết kế thì nhà thầu thi công có thể ghi lại trị số thực tế vào ngoặc đơn bên cạnh hoặc ngay bên dưới trị số cũ. Nhà thầu thi công cũng có thể vẽ lại bản vẽ mới.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản vẽ hoàn công mà Trust Holding – Dịch vụ đáo hạn ngân hàng Hotline : 0931.346.386 (zalo,viber) đã cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin này của chúng tôi giúp ích được cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay, chúng tôi vui lòng được giải đáp. Chúc các bạn thành công!

2 thoughts on “Tìm hiểu thông tin chi tiết về bản vẽ hoàn công

  1. Avatar of Nguyen van phuoc
    Nguyen van phuoc says:

    Tôi muốn xin lại bản vẻ hoàn công để thực hiện vay vốn hoặc sữa chữa thì liên hệ cơ quan nào và thời gian giải quyết bao lâu

    • Avatar of Quanly
      Quanly says:

      Dear anh,
      Vui lòng liên hệ hotline gửi đầy đủ hồ sơ xin bản vẽ hoàn công vào zalo,viber 0931.346.386 để được hướng dẫn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/