Nghề nuôi yến trong nhà đang rất phổ biến mà phát triển và đem lại các nguồn lợi nhuận kinh tế cao đến với các chủ đầu tư. Chính vì vậy mà việc xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi lần đầu tiên xây nhà nuôi yến.
Hiểu được các nhu cầu này, Dịch vụ đáo hạn ngân hàng-Trust Holding sẽ hướng dẫn các bạn việc đăng ký, các thủ tục để xin giấy phép chi tiết nhất để bạn đọc có thể hình dung được rõ nét nhất! Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!
Mục lục
Xây dựng nhà nuôi yến là gì?
Nuôi yến trong nhà không quá đơn giản, nếu không có các kĩ thuật sẽ có thể không thành công. Trước hết cần phải nên ưu tiên việc xác định các vị trí và khu vực để có thể xây dựng được nhà nuôi yến. Vị trí nhà yến sẽ ảnh hưởng tới tốc độ của sự phát triển quần đàn chim yến và ảnh hưởng đến năng suất thậm chí chất lượng của tổ yến. Để chọn được một vị trí tốt nhất phải cần đánh giá được các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho đàn chim yến, điều kiện của khí hậu, các môi trường xung quanh…
Sau khi đã xác định được các điều kiện ở trên, cần phải đối chiếu được các thông số của môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để có thể đánh giá xem có thích hợp để nuôi hay không. Từ đó mà các bạn mới có thể quyết định xây dựng nhà nuôi yến.
Các thông số môi trường, điều kiện của khí hậu gồm:
- Nền nhiệt độ trung bình của khu vực
- Độ ẩm trung bình của khu vực
- Lượng mưa trung bình theo hàng năm
Điều kiện được xây dựng nhà nuôi chim yến
Việc xây dựng nhà nuôi chim yến phải tuân thủ theo Điều 64 Luật Chăn nuôi và Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Theo đó, điều kiện được xây nhà nuôi chim yến như sau:
Quy định về vùng nuôi chim yến
- Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
- Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến
- Nhà yến, trang thiết bị sử dụng cho hoạt động nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến.
- Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới;
- Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động nuôi chim yến, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi chim yến, sơ chế, bảo quản tổ yến đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chim yến;
- Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
- Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh;
- Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải thực hiện các yêu cầu sau
- Ban hành và tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến;
- Khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản tổ yến phải cách xa nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm;
- Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp để bảo đảm sinh vật gây hại không xâm nhập vào khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến;
- Có nguồn nước sử dụng trong sơ chế tổ yến đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước sinh hoạt;
- đ) Tổ yến sau sơ chế phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Lợi ích và pháp lý cần thiết của việc xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
- Sau này sẽ được chính danh và dễ dàng hơn khi xuất khẩu chính ngạch.
- Xuất hóa đơn khi bán yến cho các đối tác mua sỉ dễ dàng.
- Sẽ được đền bù cho những thiệt hại nếu có trường hợp xảy ra dịch bệnh hoặc quy hoạch khi phá nhà yến.
- Đăng ký được an toàn thực phẩm cho các sản phẩm của mình có thể được thuận lợi và được dễ dàng hơn.
- Và còn rất nhiều những lợi ích có liên quan đến việc xin các giấy phép xây dựng sẽ mang lại cho quý vị.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Theo nghị định chính phủ số 13/2020 – NĐCP gần đây có quy định việc quy hoạch vùng nuôi chim yến thuộc quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Những vùng mà các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy hoạch vùng nuôi chim yến thì người dân nếu muốn xây dựng nhà nuôi yến phải có sự xin phép mới được xây.
Còn các vùng chưa quy định là vùng nuôi chim yến và cũng chưa có quy định cấm hay không thì người dân có thể được quyền làm những điều mà pháp luật không cấm việc đó.
Tức vẫn vẫn có thể xây nhà yến nhưng không cần cấp thủ tục xin phép xây dựng nhà yến.
Những vùng nằm trong quy hoạch xây nhà yến
Những nơi nào đã được nằm trong vùng quy hoạch và cấm xây dựng thì Quý vị tốt nhất đừng nên cố gắng làm vì sẽ gây hậu quả mà Quý vị nhận được sẽ là vừa bị mất tiền mà các dự án của Quý vị vẫn phải bị tạm dừng hoặc tệ hơn nữa đó là Chính quyền sẽ bắt Quý vị phải phá dỡ các công trình.
Rất nhiều các dự án ở bên mình đã làm theo các kiểu cứ làm đi rồi khi chính quyền xuống thì cho họ một ít tiền thì họ sẽ để cho làm, nhưng một sai lầm lớn nhất đó là ở chỗ bạn cứ nghĩ là cho tiền là sẽ xong và kết quả khi mà chính quyền xuống yêu cầu việc phá dỡ và sẽ chịu tiền phạt vì bạn đang xây dựng trái phép. sẽ mất thêm một đống tiền để có thể trả tiền vật liệu và tiền thầu xây dựng
Vậy còn những nơi nằm ở trong quy hoạch mà không bị cấm thì Quý vị cần có các thủ tục pháp lý gì để có thể xin được giấy phép xây dựng nhà yến như thế nào? Quý vị có thể liên hệ hotline hoặc để lại các thông tin của Quý vị, các đội ngũ kỹ thuật của Dịch vụ đáo hạn ngân hàng-Trust Holding sẽ liên hệ đến và hướng dẫn cho Quý vị các thủ tục để có thể thuận lợi xin giấy xây dựng nhà nuôi yến hơn.
Những vùng nằm ngoài quy hoạch xây nhà nuôi yến
Vậy những vùng mà nằm ngoài các vùng quy hoạch thì sao, những nơi không có các lệnh cấm, và các luật không cấm thì Quý vị có thể được quyền xây dựng, nhưng hiện tại thì các vùng có quy hoạch này vẫn chưa cấp được các giấy phép về việc xây dựng nhà yến mà chỉ có thể cấp được các giấy phép xây dựng nhà ở thôi.
Những vùng chưa có quy hoạch xây dựng nhà nuôi yến
Vậy còn những vùng chưa có các kế hoạch quy hoạch và không cấm thì Quý vị có thể được xây dựng nhưng sẽ không được cấp các phép xây dựng nhà yến. Nhưng tốt nhất là Quý vị nên xin được các giấy phép xây dựng ở những vùng này để có thể đón đầu quy hoạch.
Cẩn thận với các kiểu cứ xây nhà yến đi mà khỏi cần xin phép của xã, điều này là cực kỳ nguy hiểm vì khi bạn làm xong trên đất mà Quý vị xây dựng không tồn tại các căn nhà đó về mặt pháp lý sẽ dẫn đến việc không thể nào khai báo được cho các sở nông nghiệp và phòng kinh tế tỉnh.
Các đối tượng cần khai báo khi xây dựng nhà nuôi yến
- Các tổ chức, cá nhân lần đầu xây dựng cơ sở nuôi chim yến.
- Trường hợp cơ sở nuôi yến đã được xây dựng và hoạt động trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2013.
- Với các cơ sở nuôi yến có sự thay đổi về quy mô: diện tích nhà nuôi, số lượng chim yến thì các tổ chức, cá nhân phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ được liệt kê ở mục trên thì các tổ chức, cá nhân chủ cơ sở nuôi yến cần phải chuẩn bị những hồ sơ kèm theo dưới đây:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng nhà nuôi yến theo mẫu quy định.
- Bản sao công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Bản sao công chứng bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
Các bước xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Quy trình để xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến cần nên đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu về khu đất khi xây dựng: Khu đất nếu đủ điều kiện về xây dựng nhà nuôi yến phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:
- Không nằm ở trong vùng đất quy hoạch, giải tỏa ở trong tương lai đã được các cơ quan có thẩm quyền được phê duyệt trước đó.
- Khu đất được phép để xây dựng đúng với các mục đích sử dụng đã quy định trước đó.
Bước 2: Chuẩn bị các hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà yến: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Bạn nên nộp hồ sơ trực tiếp lên UBND huyện.
- Hoặc nếu bạn không có thời gian, có thể nhờ các Công ty về xây dựng nhà yến uy tín để hỗ trợ. Chỉ cần phải bỏ ra một ít chi phí, chủ đầu tư sẽ có thể nhanh chóng làm xong thủ tục.
Bước 4: Đợi phản hồi từ các cơ quan chức năng
- Hồ sơ của bạn sẽ có thể được xem xét trong vòng vài ngày đến khoảng 1 tuần, sau đó sẽ được trả lại nếu như đạt các yêu cầu.
- Nếu thiếu hoặc sai các thông tin bạn cần phải bổ sung, sửa chữa và cần phải chờ thêm một thời gian nữa.
- Sau khi các hồ sơ được trả, chủ đầu tư mới được phép thực hiện khởi công xây dựng công trình.
Vai trò của các bên liên quan đến pháp lý khi xây dựng nhà nuôi
- Phòng tài nguyên môi trường sẽ có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường bao gồm: Môi trường, biến đổi khí hậu…
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có các chức năng quản lý nhà nước về nông lâm ngư nghiệp.
- Phòng kinh doanh để có thể hợp thức hóa việc xây dựng.
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt gồm
- Bản vẽ thi công mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50-1/500 có kèm theo sơ đồ xác định vị trí chính xác của dự án xây dựng nhà nuôi yến.
- Bản vẽ chi tiết về mặt bằng móng tỷ lệ 1/50-1/200, các mặt cắt móng tỷ lệ 1/50; kèm theo bản vẽ các sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện là tỷ lệ 1/50-1/200.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của dự án nhà nuôi yến vẽ theo tỷ lệ 1/50-1/200.
- Bản kế hoạch bảo vệ môi trường với diện tích nhà yến dưới 500m2.
- Bản báo cáo tác động môi trường với quy mô nhà yến trên 500m2.
Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, chủ đầu tư phải làm theo các bước sau để được cấp phép xây dựng nhà nuôi yến
- Bước 1: Khảo sát các khu vực vùng đất để có thể xây dựng nhà nuôi yến có đúng đầy đủ điện kiến pháp lý không. Chủ đầu nên liên hệ trực tiếp với UBND gần đó hoặc phòng tài nguyên môi trường để nắm bắt thông tin
- Bước 2: Chuẩn bị các loại hồ sơ cơ bản theo các mục trên để có thể đáp ứng được các những thủ tục cơ bản trước khi nộp để đăng ký cấp giấy phép. Sau khi hoàn tất hồ sơ, chủ đầu tư sẽ nộp hồ sơ để UBND tỉnh huyện thành phố có thẩm quyền. Nếu thời gian chủ đầu tư không có hay không hiểu các quy trình nộp hồ sơ thì quý vị có thể tham khảo những người trước đó, các dịch vụ tư vấn uy tín bên ngoài để hoàn tất nhanh chóng
- Bước 3: Hồ sơ sẽ được xét duyệt theo thời gian quy định của luật hoặc theo lịch hẹn của các cơ quan chính quyền từng địa bàn. Thời gian xét duyệt là 7 đến 10 ngày sẽ có kết quả. Sau khi có kết quả, chủ đầu tư mới được phép xây nhà yến. Còn nếu không phải bổ sung hồ sơ đầy đủ hoặc liên hệ lại đến chính quyền địa phương cho biết lý do tại sao từ chối đơn
Câu hỏi thường gặp về giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Câu hỏi: Có thể xây dựng nhà nuôi yến trên đất nông nghiệp không?
Trả lời: Có thể xây dựng nhà nuôi yến trên đất nông nghiệp, tuy nhiên cần tuân thủ các quy định về xây dựng trên đất nông nghiệp.
Câu hỏi: Có thể xây dựng nhà nuôi yến trên đất nông nghiệp, tuy nhiên cần tuân thủ các quy định về xây dựng trên đất nông nghiệp.
Trả lời: Có thể thay đổi thiết kế nhà nuôi yến sau khi đã được cấp phép xây dựng, nhưng cần được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt trước khi thi công.
Câu hỏi: Nhà nuôi yến có được phép xây dựng trong khu dân cư không?
Trả lời: Việc xây dựng nhà nuôi yến trong khu dân cư cần tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn và các quy định khác liên quan đến vệ sinh môi trường và trật tự xã hội.
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Thông tin gói lãi suất vay mua nhà VCB mới nhất 2024.