Thị trường ngân hàng quý 1/2019 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng. Trong khi một số ngân hàng đang bức phá với con số tăng trưởng ấn tượng thì một số khác lại đang chật vật duy trì mức độ tăng trưởng hay thậm chí là sụt giảm nghiệm trọng. Bài viết này sẽ đi phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng của thị trường tín dụng quý 1/2019.
Mục lục
Tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng quý 1/2019
Số liệu về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay cho vay trong 3 tháng đầu năm cho thấy sự phân hóa rõ rệt trong hệ thống ngân hàng. Với ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp chắc chắn không vui, nhưng ngân hàng tăng quá cao cũng chưa chắc là điều đáng mừng.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tính đến ngày 17/4/2019, tăng trưởng tín dụng ở mức 3,23% so với đầu năm. Như vậy, con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 5% của cùng kỳ 2018 và 2017, đồng thời cũng thấp hơn so với mức tăng bình quân 3,5% cùng kỳ các năm trước đó.
Đi cụ thể vào từng ngân hàng, bức tranh tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Trong khi nhiều ngân hàng tăng trưởng âm, một số khác lại tăng rất cao, thậm chí sắp cạn “room” được NHNN giao.
Ngân hàng TPBank, VIB, và OCB tình hình tăng trưởng tín dụng lấn át quý đầu năm 2019
Nhóm có tăng trưởng tín dụng nhanh phải kể đến 3 ngân hàng tư nhân VIB, TPBank, OCB. Theo thống kê, TPBank là ngân hàng có tăng trưởng dư nợ cho vay cao nhất trong những tháng đầu năm, với mức tăng tới 9,8% trong quý 1.
Nếu tính các cấu phần khác, dư nợ tín dụng của nhà băng này đã tăng tới khoảng 11%, trong khi hạn mức mà TPBank được NHNN giao chỉ 13%. Với việc sử dụng gần hết room tín dụng trong quý 1 và đạt Basel II, lãnh đạo ngân hàng này kỳ vọng sẽ được NHNN nới lên mức 20%. Ông Nguyễn Hưng, TGĐ TPBank cho biết, năm 2018, ngân hàng này được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% và sau đó được NHNN nới lên 18,5%.
Tại VIB, trong 3 tháng đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,9% đạt 100.870 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết kỳ vọng sẽ được NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng ở mức 35%, song nếu được chấp thuận ở mức nào thì sẽ thực hiện trong khuôn khổ cho phép.
Mong muốn được tăng trưởng tín dụng cao còn có OCB. Tại ĐHĐCĐ thường niên, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, dư nợ tín dụng thị trường 1 năm 2019 dự kiến sẽ đạt 75.253 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018. Trong quý 1, dư nợ cho vay của ngân hàng này cũng đã tăng tới 8,7%.
Ngân hàng lớn đối diện với áp lực tăng trưởng, Vietcombank và Sacombank cần xin thêm ‘room’ từ Ngân hàng nhà nước
Vietcombank, một trong những ngân hàng sớm “tốt nghiệp” Basel II nên nằm trong diện được ưu tiên cấp “room” tín dụng cao hơn cũng chỉ được NHNN giao cho mức 15%. Trong quý đầu năm, tăng trưởng cho vay ở nhà băng này đã lên tới 6,4%, tức đã dùng hơn 40% hạn mức cho phép dù mới chỉ bước qua 3 tháng.
Ở Sacombank, ngân hàng cũng sắp dùng hết hạn mức được cấp và đang phải xin NHNN nới “room” tăng trưởng tín dụng năm nay. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết Sacombank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 7% và hiện nhà băng này đang trình cơ quan quản lý chấp thuận điều chỉnh tăng chỉ tiêu lên mức 15%.
Trong quý 1, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng này cũng rất cao; đến cuối tháng 3, dư nợ cho vay của Sacombank là 271.020 tỷ đồng, tăng 5,61% so với đầu năm.
Nhóm tăng trưởng thấp này chủ yếu xảy ra ở các ngân hàng nhỏ, như NCB có dư nợ cho vay sụt giảm 2,5%, Saigonbank giảm 0,4%; VietCapitalBank và PGBank chỉ tăng lần lượt 1,32% và 1,87% còn MSB gần như không thay đổi. Ngoài ra, ngân hàng tầm trung như Eximbank, quý đầu năm nay tín dụng cũng tăng trưởng âm 2,9% với dư nợ rơi xuống dưới 100.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, “ông lớn” VietinBank có dư nợ cho vay tiếp tục giảm gần 6.600 tỷ đồng sau khi đã giảm hơn 26.000 tỷ trong quý 4/2018 trước đó. So với đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này là âm 0,8%. Cả năm 2019, VietinBank chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng có 6-7%, bằng một nửa so với các ngân hàng lớn khác.
Ngoại trừ VietinBank vì vướng mức về tăng vốn, việc tăng trưởng cho vay thấp của nhóm ngân hàng top dưới cho thấy nhóm này ngày càng khó có cửa để cạnh tranh với các ngân hàng lớn. Thị phần cho vay đã nhỏ, tăng trưởng lại yếu thì khoảng cách, chênh lệch của nhóm này so với các ông lớn ngày càng cách biệt.
Trong khi đó, thu nhập tín dụng ở các ngân hàng này là nguồn thu chủ yếu với tỷ lệ đóng góp thường trên 90%; sự dịch chuyển cơ cấu thu nhập sang nguồn thu ngoài lãi lại rất chậm chạp, sản phẩm không có sự khác biệt và vượt trội so với các ngân hàng lớn.
Thực tế của tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay đã phản ánh vào kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng top dưới. Thu nhập lãi thuần ở Saigonbank quý 1 chỉ tăng 0,8%, VietCapital Bank giảm 2,6%, còn NCB thậm chí giảm tới 22,7%. Kết quả là, lợi nhuận của Saigonbank giảm 39%, VietCapital Bank giảm 75%, NCB chỉ ở mức tương đương cùng kỳ,…
Đối với các ngân hàng tăng trưởng tín dụng quá cao trong quý đầu năm cũng chưa hẳn là điều tốt bởi điều đó đồng nghĩa với việc hạn mức tăng trưởng cho vay trong 3 quý còn lại sẽ hẹp hơn. Việc xin NHNN cấp thêm “room” chưa chắc đã được chấp nhận buộc những nhà băng này phải cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng tăng biên lợi nhuận. Và phải lưu ý rằng, chú trọng cho vay vào phân khúc có biên lợi nhuận cao mà không quản trị rủi ro tốt thì có thể dẫn tới khả năng nợ xấu tăng lên.
Câu hỏi thường gặp về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay
Câu hỏi: Tại sao có sự phân hóa rõ rệt về tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng?
Trả lời: Có nhiều yếu tố dẫn đến tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay:
- Khả năng huy động vốn: Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ có lợi thế trong việc tăng trưởng tín dụng.
- Chiến lược kinh doanh: Ngân hàng tập trung vào phân khúc thị trường tiềm năng, có sản phẩm dịch vụ phù hợp sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
- Chất lượng tài sản: Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, quản trị rủi ro tốt sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng, thu hút nguồn vốn và tạo điều kiện cho vay.
- Hạn mức tín dụng: Ngân hàng nhà nước giao hạn mức tín dụng khác nhau cho từng ngân hàng dựa trên năng lực tài chính và tình hình hoạt động.
Câu hỏi: Xu hướng của tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay những quý tiếp theo như thế nào?
Trả lời: Dự báo tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay những quý tiếp theo sẽ tiếp tục có sự phân hóa tuy nhiên tốc độ phân hóa có thể chậm hơn so với quý 1/2019 do nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường bao gồm: tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, cạnh tranh giữa các ngân hàng,…
Câu hỏi: Hậu quả của tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay?
Trả lời: Sự tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến những hậu quả như:
- Thay đổi thị phần cho vay: Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao sẽ gia tăng thị phần, trong khi ngân hàng tăng trưởng thấp có thể mất đi thị phần.
- Ảnh hưởng đến lợi nhuận: Tăng trưởng tín dụng cao giúp gia tăng thu nhập lãi thuần, nhưng cũng đi kèm với rủi ro nợ xấu. Ngân hàng tăng trưởng thấp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận.
- Gây mất cân bằng trong hệ thống ngân hàng: Nếu một số ngân hàng tăng trưởng tín dụng quá nhanh, có thể dẫn đến nguy cơ bong bóng tín dụng và ảnh hưởng đến an ninh hệ thống ngân hàng.
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc,nhận mọi hồ sơ khó,nợ xấu,không chứng minh thu nhập,tài sản Tỉnh,Quy hoạch,đất nông nghiệp,diện tích nhỏ,lớn tuổi,gần mộ,hẻm nhỏ…hỗ trợ giải ngân nhanh các khoản vay dưới 5 tỷ khu vực TP.HCM. Nhận đáo hạn,giải chấp ngân hàng,cho thuê hạn mức,chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh,vay tín chấp đến 2tỷ,cầm cố ô tô nhà đất,vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr-50 tỷ. Liên hệ Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm: Gửi tiết kiệm như nào để sinh lời cao trong Tết 2017?
Comments are closed.