Hình banner

Pháp luật quy định về tranh chấp đất đai như thế nào

Đất đai từ xưa đến nay, vốn là một loại tài sản quý giá của mỗi con người, nó không chỉ là tư liệu sản xuất để tạo ra những của cải nuôi sống con người mà đôi khi đó là loại tài sản mang nhiều giá trị tinh thần vô cùng to lớn, chính vì thế trong nền văn học. Việt Nam chúng ta thường hay gặp không ít những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này như “tấc đất, tấc vàng”; ‘an cư lạc nghiệp’…

Chính vì những giá trị đặc biệt như thế này mà hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt. Sau đây xin mời các bạn cùng với chúng tôi theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về tranh chấp đất đai nhé!

Mục lục

Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

Khái niệm

Tranh chấp đất đai là vấn đề tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai được quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai 2013.

Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì cũng có quy định tranh chấp đất đai như sau: ” Đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy khái niệm tranh chấp đất đai bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính giữa các thửa đất với nhau.

Đặc điểm

Đối tượng của tranh chấp đất đai là bao gồm quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất hoặc một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp. Các chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và đang sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.

Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất đai của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì khi đất đai xảy ra tranh chấp thì một bên không thực hiện được những quyền lợi của mình, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Tranh chấp đất đai là gì?
Ảnh: Các dạng tranh chấp đất đai.

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được cho phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thông thường sẽ do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.

Tranh chấp về Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong mối quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.

Đòi lại đất và các tài sản gắn liền với đất của người thân trong gia đình gồm những giai đoạn mà trước đây trải qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.

Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào ở địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác nhau.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên làm vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên chủ thể không làm đúng với nghĩa vụ của mình thì cũng làm phát sinh tranh chấp về đất đai. Thông thường sẽ có các loại tranh chấp như sau:

  • Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại Quyền sử dụng đất, thế chấp ngân hàng, bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về việc bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của chủ thể để sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa vùng đất trồng lúa với vùng đất nuôi tôm, giữa vùng đất trồng cà phê với vùng trồng cây cao su; giữa vùng đất hương hỏa với vùng đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất với nhau.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?
Ảnh: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Tòa án nhân dân căn cứ tại Điều 203 của Luật đất đai 2013 quy định 

Tranh chấp về Quyền sử dụng đất khi mà đương sự có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp giải quyết.

Đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quan theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân

Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc không có các giấy tờ có liên quan được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và các đương sự đã lựa chọn hình thức để giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3, Điều 203 Luật đất đai 2013.

    • Phải bảo đảm lợi ích của các đương sự, đặc biệt là đảm bảo về lợi ích kinh tế, khuyến khích các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ.
    • Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo theo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai.
    • Việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích là ổn định kinh tế, phát triển xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở rộng các ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm, phù hợp với các đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai
Ảnh: Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thời hạn để xét xử tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Thời gian chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đai tối đa là 6 tháng: Kể từ ngày thụ lý vụ án thì thời gian chuẩn bị cho xét xử là 4 tháng, đối với các vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng hoặc do các trở ngại khách quan thì có thể giải quyết gia hạn thêm thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng.

Thời gian đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm không quá 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Câu hỏi liên quan về việc tranh chấp đất đai

Câu hỏi: Cách giải quyết tranh chấp đất đai?

Trả lời: Có hai cách chính để giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Giải quyết bằng thương lượng, hòa giải: Đây là cách giải quyết tranh chấp được khuyến khích vì tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.
  • Giải quyết bằng pháp luật: Nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, các bên tranh chấp có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết.

Câu hỏi: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bằng thương lượng, hòa giải?

Trả lời: 

  • Bên đề nghị hòa giải nộp đơn đề nghị hòa giải cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải cho các bên tranh chấp.
  • Nếu các bên tranh chấp hòa giải thành công, Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải và công chứng biên bản hòa giải.

Câu hỏi: Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai?

Trả lời: Các bên tranh chấp nên giữ thái độ bình tĩnh, khách quan, tôn trọng pháp luật. Nên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải để tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được mâu thuẫn. Đặc biệt cần có đầy đủ bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.

Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.

 

daohannganhang
daohannganhang

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng

Bài viết liên quan
Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, chủ đầu tư phải làm theo các bước sau để được cấp phép xây dựng nhà yến
Nghề nuôi yến trong nhà đang rất phổ biến mà phát triển và đem lại…
Dich vu rut tien mat the tin dung la gi va hop phap khong10
Hiện nay dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng đang dần phổ biến trong…
maxresdefault 1
Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng tại nhà đang ngày càng phổ biến bởi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/