Tranh chấp đất đai là gì? Pháp luật quy định về tranh chấp đất đai như thế nào?

Đất đai từ xưa đến nay, vốn là một loại tài sản quý giá của mỗi con người, nó không chỉ là tư liệu sản xuất để tạo ra những của cải nuôi sống con người mà đôi khi đó là loại tài sản mang nhiều giá trị tinh thần vô cùng to lớn, chính vì thế trong nền văn học Việt Nam chúng ta thường hay gặp không ít những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này như “tấc đất, tấc vàng”; ‘an cư lạc nghiệp’… Chính vì những giá trị đặc biệt như thế này mà hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt.

Vậy, tranh chấp đất đai là gì? Pháp luật quy định về tranh chấp đất đai như thế nào? Sau đây xin mời các bạn cùng với chúng tôi theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về tranh chấp đất đai nhé!

Mục lục

Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai
Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

Khái niệm

    • Tranh chấp đất đai là vấn đề tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai được quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai 2013.
    • Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì cũng có quy định tranh chấp đất đai như sau: ” Đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
    • Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy khái niệm tranh chấp đất đai bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính giữa các thửa đất với nhau.

Đặc điểm

    • Đối tượng của tranh chấp đất đai là bao gồm quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất hoặc một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
    • Các chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và đang sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.
    • Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất đai của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì khi đất đai xảy ra tranh chấp thì một bên không thực hiện được những quyền lợi của mình, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Các dạng tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai
Các dạng tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

    • Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được cho phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thông thường sẽ do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau;
    • Tranh chấp về Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong mối quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng;
    • Đòi lại đất và các tài sản gắn liền với đất của người thân trong gia đình gồm những giai đoạn mà trước đây trải qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác;
    • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào ở địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác nhau.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên làm vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên chủ thể không làm đúng với nghĩa vụ của mình thì cũng làm phát sinh tranh chấp về đất đai. Thông thường sẽ có các loại tranh chấp như sau:

    • Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại Quyền sử dụng đất, thế chấp ngân hàng, bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
    • Tranh chấp về việc bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của chủ thể để sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

    • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa vùng đất trồng lúa với vùng đất nuôi tôm, giữa vùng đất trồng cà phê với vùng trồng cây cao su; giữa vùng đất hương hỏa với vùng đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất với nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất

Nguyên nhân khách quan

Chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền:

    • Miền Bắc, sau cách mạng tháng Tám 1945 và sau năm 1953, Đảng và Chính Phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ các chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân phong kiến và xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân nghèo. Năm 1960, thông qua con đường hợp tác phát triển hóa nông nghiệp thì ruộng đất của người nông dân đã được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu của tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai lúc này tương đối ổn định.
    • Miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến lớn thì tình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1954 thì Chính Phủ đã tiến hành cấp chia ruộng đất 02 lần cho nông dân. Nhưng đến cuối năm 1957, chính quyền ngụy Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện âm mưu “truất hữu” nhằm xóa bỏ các thành quả cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân lúc bấy giờ.

Sau năm 1975, Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt những nông trường, lâm trường và trang trại với nhiều quy mô khác nhau.

Trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước thì tình hình thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng các kết cấu hạ tầng và việc thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm. Đặc biệt, do các tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã làm cho giá đất ngày càng tăng và đang là một trong những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện và tranh chấp đất đai ngày một gay gắt hơn.

Nguyên nhân chủ quan :

    • Do cơ chế quản lý đất đai của nhà nước chưa thật sự hiểu quả
    • Nguyên nhân về cán bộ công chức địa chính chưa thực hiện tốt các công vụ liên quan đến đất đai
    • Các chính sách về pháp luật đất đai chưa toàn diện và đầy đủ.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Tòa án nhân dân căn cứ tại Điều 203 của Luật đất đai 2013 quy định:

    • Tranh chấp về Quyền sử dụng đất khi mà đương sự có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp giải quyết.
    • Đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quan theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân:

Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc không có các giấy tờ có liên quan được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và các đương sự đã lựa chọn hình thức để giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3, Điều 203 Luật đất đai 2013.

Lưu ý: Về căn cứ áp dụng để giải quyết tranh chấp đất đai đối với các trường hợp không có giấy tờ về Quyền sử dụng đất, thì các cấp có thẩm quyền giải quyết phải xem xét một cách khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có những quyết định đúng đắn. Các căn cứ bao gồm:

    • Các chứng cứ về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất cung cấp ra;
    • Trên thực tế diện tích đất mà các bên đang tranh chấp sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
    • Xem xét tính phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt và phê chuẩn.
    • Chính sách ưu đãi dành cho người có công với Nhà nước;
    • Các quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận Quyền sử dụng đất.

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp đất đai

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp đất đai
Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp đất đai
    • Phải bảo đảm lợi ích của các đương sự, đặc biệt là đảm bảo về lợi ích kinh tế, khuyến khích các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ.
    • Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo theo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai.
    • Việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích là ổn định kinh tế, phát triển xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở rộng các ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm, phù hợp với các đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thời hạn để xét xử tranh chấp đất đai được quy định như sau:

    • Thời gian chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đai tối đa là 6 tháng:
      • Kể từ ngày thụ lý vụ án thì thời gian chuẩn bị cho xét xử là 4 tháng.
      • Đối với các vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng hoặc do các trở ngại khách quan thì có thể giải quyết gia hạn thêm thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng.
    • Thời gian đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm không quá 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Kết luận

Trên đây, là tổng hợp những thông tin liên quan đến các vấn đề về tranh chấp đất đai mà Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding Hotline: 0931.346.386(zalo,viber) muốn cung cấp đến cho các bạn. Hy vọng với những thông tin này thì sẽ giúp ích cho các bạn trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Chúc các bạn thành công!

Hỗ trợ tư vấn các vụ án tranh chấp đất đai tại các cấp tòa,nhận hồ sơ khó lâu năm chưa giải quyết,tư vấn hướng dẫn các thủ tục liên quan đến thưa kiện thông qua luật sư,nhận hồ sơ tại 24 quận huyện trong TPHCM liên hệ ngay với Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding Hotline : 0931.346.386(zalo,viber).

20200829 231831

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/