Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng. Hiện nay, nhiều người khi có các dự định việc xây nhà đã tham khảo về giá của thiết kế và thi công theo mét vuông để có thể dự toán mức chi phí.
Tuy nhiên họ lại bị tính sai diện tích sàn khi sử dụng của mình, dẫn đến việc tính toán chi phí xây nhà cũng bị sai và sai luôn các thủ tục liên quan. Vậy quy định về cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!
Mục lục
Diện tích sàn xây dựng là gì?
Theo các quy định về cách tính diện tích sàn xây dựng: Diện tích sàn khi sử dụng của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của tầng đó. Các tầng sẽ bao gồm của tất cả các tường bao thuộc các tầng hoặc thuộc phần tường chung thuộc về với nhà.
Cộng thêm các phần diện tích của hành lang, mặt bằng của các lô gia, cầu thang, tầng kỹ thuật và các tầng hầm,… (Tại điểm h, Mục 2, Phụ lục 2 Thông tư số 03/2016/TT-BXD ban hành ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng theo quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng).
Định nghĩa về diện tích sàn xây dựng của một tầng là diện tích về mặt sàn của riêng tầng đó. Được tính trong một phạm vi mép ngoài của bức tường bao thuộc về tầng vào trong. Các tầng sẽ bao gồm cả phần diện tích của hành lang, lô gia và tầng hầm… Diện tích của sàn xây dựng của tầng nào thì sẽ được tính vào phần diện tích sàn trong phạm vi của tầng đó. Không có quy định tất cả các tầng phải xây dựng bằng nhau.
Tổng diện tích của sàn xây dựng trong ngôi nhà là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng. Được tính từ mép ngoài của tường bao vào trong. Được cộng thêm diện tích khi sử dụng của lô gia, cầu thang, và hạ tầng kỹ thuật, các tầng hầm, tầng nửa,…
Số liệu về diện tích sàn sẽ thường được sử dụng để có thể làm hồ sơ thủ tục xin cấp phép, thiết kế nhà ở, định giá xây nhà thô và xây dựng trong một gói.
Các thông tin về diện tích sàn xây dựng
Phần gia cố nền đất yếu
- Tính 20% diện tích cho phương pháp đổ bê tông cốt thép.
- Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.
Phần tầng hầm (tính riêng so với móng)
- Tính 150% diện tích đối với hầm có độ sâu < 1m5 so với code đỉnh ram hầm.
- Tính 170% diện tích đối với hầm có độ sâu < 1m7 so với code đỉnh ram hầm.
- Tính 200% diện tích đối với hầm có độ sâu < 2.0m so với code đỉnh ram hầm.
- Hầm có độ sâu > 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo đặc thù riêng.
Phần móng
- Móng đơn: 30% diện tích sàn (diện tích đất),
- Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi: tính 35% diện tích,
- Móng băng: tính 50% diện tích.
Phần mái
- Tính 50% diện tích của mái khi phần mái đổ bê tông cốt thép, không lát gạch
- Tính 60% diện tích của mái khi phần mái đổ bê tông cốt thép, có lát gạch
- Bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiên của mái
- Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái
- Tính 30% diện tích của mái đối với mái tôn.
Phần sân
- Tính 50% diện tích khi phần sân trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền.
- Tính 70% diện tích khi phần sân dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền.
- Tính 100% diện tích khi phần sân dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền.
Một số quy định cách tính diện tích sàn xây dựng trong công trình
Bạn nên biết một số lưu ý về cách tính diện tích sàn trong xây dựng công trình như sau
Phần có mái che phủ trên: Tính 100% diện tích sử dụng.
Phần không có mái che phủ nhưng có lát gạch: Tính 50% diện tích sử dụng.
Ô trống trong nhà:
- Diện tích dưới 5m2: Tính 100% diện tích.
- Diện tích trên 5m2 tính 70% diện tích.
- Diện tích lớn hơn 15m2 tính 50% diện tích.
Quy định diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN03:200/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:
- Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng, bao gồm phần diện tích hành lang, logia, ban công,…
- Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.
Thông thường cơ quan sẽ cấp phép xây dựng chỉ được tính diện tích sàn sử dụng.Các phần về diện tích thừa ở bên ngoài căn nhà các phần như là giếng trời, sân thượng, ban công sẽ không tính trong phần giấy phép. Vì thế, khi tính toán các chi phí khi xây dựng cần phải lưu ý chỗ này để có thể không bị thất thoát về tài chính vì những phần thừa ra các phần đó.
Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở thông dụng
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm,..)
Trong đó:
Diện tích sàn
- Phần có mái che phía trên : 100% diện tích.
- Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền : 50% diện tích.
- Ô trống trong nhà: Dưới 4m² tính như sàn bình thường, trên 4m² là 70% diện tích, lớn hơn 8m² là 50% diện tích.
Phần gia cố nền đất yếu
- Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.
- Sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì sẽ tính 20% diện tích.
Phần móng
- Móng đơn tính 30% diện tích.
- Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi : 35% diện tích.
- Móng băng tính 50% diện tích.
Phần tầng hầm
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 135% diện tích.
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 150% diện tích.
- Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm : 180% diện tích.
Phần sân
- Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 100%.
- Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 70%.
- Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 50%.
Phần mái
- Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 10% diện tích của mái.
- Mái ngói vì kèo sắt : 60% diện tích của mái.
- Mái bê tông dán ngói : 85% diện tích của mái.
- Mái tôn tính 30% diện tích của mái.
Diện tích sàn xây dựng
Diện tích sàn sử dụng là diện tích sàn được đưa vào sử dụng khi xây dựng xong. Bao gồm diện tích sàn các tầng, diện tích sân trước, sân sau, sân thượng và cầu thang.
Diện tích sàn sử dụng thường được xây dựng từ phần thô cho đến hoàn thiện. Với phần mái, trong một vài trường hợp đặc biệt cũng được tính là diện tích sử dụng.
Hoặc có thể: Tính bằng Công thức quy định cách tính diện tích sàn xây dựng trong thực tế đơn giản, dễ hiểu như sau: (a x b) + (c x d) – (Σei + f)
Trong đó:
- a = chiều dài tầng
- b = chiều rộng tầng
- c = chiều dài ban công
- d = chiều rộng ban công
- e = là diện tích sàn có cột nằm bên trong căn hộ
- f = phần diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ
- Σ = tổng diện tích sàn e và f cộng lại với nhau
Có nghĩa là ta lấy phần diện tích tầng = chiều dài x chiều rộng tầng. Sau đó cộng diện tích ban công = chiều dài x chiều rộng. Cuối cùng trừ diện tích sàn có cột nằm bên trong căn hộ và diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Trên đây là cách tính diện tích sàn xây dựng chung và phổ biến. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào các gói thầu và giữa các nhà thầu khác nhau sẽ có những cách tính khác nhau. Chính vì vậy, khi xây dựng nhà ở các bạn đừng quan tâm chi tiết chi phí trên từng m² mà hãy quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu thực hiện trong gói thầu.
Diện tích khác
- Phần diện tích có mái che: tính 100% diện tích
- Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền: tính 50% diện tích
- Phần móng và mái: tính 30 – 50% diện tích
- Phần sân, sân thượng, sân trước và sân sau: tính 50 – 100% diện tích
- Phần tầng hầm: tính 135 – 180% diện tích
Phân biệt quy định tính diện tích sàn xây dựng và diện tích xây dựng
- Diện tích của sàn xây dựng không đồng nghĩa với các diện tích thi công. Vì ở trong lĩnh vực này, có rất nhiều những chi phí và diện tích khác có thể phát sinh mà thông thường sẽ không được để ý đến. Diện tích của việc thi công mới chính là số liệu được dùng để tính việc giá xây nhà ở hoặc công trình xây dựng.
- Tuy nhiên, bạn đừng quá lo bởi việc phân biệt hai khái niệm không hề khó. Theo các công thức quy định về cách tính diện tích sàn xây dựng thì Tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn xây dựng + Diện tích khác (bao gồm móng nhà, tầng mái nhà, tầng hầm,…).
- Điểm khác nhau của chúng còn nằm ở việc các diện tích thi công thì sẽ bao gồm cả diện tích móng nhà, tầng mái nhà và hạ tầng kỹ thuật, tầng hầm, tầng nửa,… còn diện tích sàn thì có thể chỉ tính riêng tầng đó thôi.
Câu hỏi thường gặp về cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng
Câu hỏi: Một số lưu ý khi tính diện tích sàn xây dựng?
Trả lời: Các lưu ý khi tính diện tích sàn xây dựng
- Diện tích sàn xây dựng phải được tính chính xác theo quy định của pháp luật.
- Cần phân biệt rõ ràng giữa diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng của công trình.
- Diện tích sàn xây dựng cần được ghi rõ trong hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng của công trình.
Câu hỏi: Tại sao cần tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng?
Trả lời: Diện tích sàn xây dựng là một yếu tố quan trọng để xác định nhiều hạng mục liên quan đến công trình như: phí thẩm định thiết kế, xin cấp phép xây dựng, chi phí xây dựng, quy mô công trình, mật độ xây dựng,…
Kết luận
Trên đây là cách để tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng. Như trên đã được nói, các cơ quan khi cấp phép xây dựng thường sẽ chỉ tính diện tích của sàn sử dụng, không tính về các phần thừa.
Điều này sẽ rất có thể làm phát sinh nhiều khúc mắc giữa phía chủ đầu tư và bên thầu xây dựng nếu như nhà thầu chưa có nhiều những kinh nghiệm. Do đó, các chủ đầu tư cần phải lựa chọn các đơn vị thi công uy tín, thương lượng kỹ về phần diện tích các chênh lệch để tránh những trường hợp tổn thất không đáng có giữa 2 bên.
Nếu quý khách hàng có có những thắc mắc nào muốn giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi nhé để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ dịch vụ nhé!
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Rút tiền thẻ tín dụng VPBank qua app ngân hàng như thế nào?