Hình banner

Khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng: Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro

Trong khi thị trường vốn cổ phiếu, trái phiếu phát triển chưa tương xứng tìm năng nên doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết các rủi to có thể gặp phải khi doanh nghiệp quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng.

Mục lục

Rủi ro của doanh nghiệp gặp phải khi quá phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng

Trong bối cảnh rủi ro ngoại sinh gia tăng, diễn biến phức tạp và khó lường nhưng nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở và hội nhập sâu rộng, việc xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh , đưa doanh nghiệp (DN) vượt qua thách thức, khắc phục hạn chế, tồn tại, tăng khả năng kháng cự và thích ứng với các cú sốc bên ngoài của nền kinh tế là việc làm hết sức cấp bách.

Một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của DN Việt Nam hiện nay, đó chính là việc đảm bảo nguồn vốn. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp hiện nay phát triển thiếu cân bằng trong việc huy động nguồn tài chính. Doanh nghiệp quá lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng trong khi thị trường vốn cổ phiếu, trái phiếu DN phát triển chưa mạnh mẽ, chưa tương ứng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho DN.

Khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng: Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro
Ảnh: Khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng.

Quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay các doanh nghiệp vay nợ nhiều, hệ số đòn bẩy cao nên một khi có biến động bên ngoài sẽ gặp rủi ro rất lớn và khả năng không trả được nợ rất cao. Do đó, các DN cần xem xét lại năng lực tài chính của mình đặc biệt liên quan đến hệ số nợ, hệ số đòn bẩy”, chuyên gia khuyến cáo.

Nâng cao năng lực cạnh tranh – chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển

Để có sự chuẩn bị, chủ động trước những biến động của nền kinh tế thế giới có tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, các DN Việt Nam cần có kế hoạch ứng xử tốt, chủ động đón lường các thuận lợi, thách thức đem lại. Trong đó, việc chủ động đối mới, nâng cao năng lực cạnh tranh là tiền đề cơ bản và quan trọng để các DN thích ứng và tồn tại tránh quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế cho rằng các doanh nghiệp Việt cần nâng cao trình độ quản trị, chất lượng sản phẩm, có chiến lược phát triển kinh doanh, thị trường và thương hiệu. Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong bối cảnh kinh tế số, kinh doanh số. Để làm được điều này, yếu tố cơ bản vẫn là phát triển nguồn nhân lực, DN cần chú trọng lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về kinh doanh số và ngoại ngữ…

Khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng: Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro
Ảnh: Khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng.

Ngoài ra, để nâng cao năng lực hội nhập, các DN cần chú trọng việc tuân thủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực theo các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, đảm bảo hưởng tối đa các ưu đãi, tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại mang lại. Chủ động nắm bắt thông tin và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế để chủ động đưa ra chiến lược hoạt động phù hợp. Doanh nghiệp muốn tăng khả năng chống chịu đối với cú sốc bên ngoài của nền kinh tế cần nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị tài chính, cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa) như các công cụ tài chính phái sinh; tăng tính minh bạch, quản trị bài bản để có thể tham gia sâu hơn vào thị trường vốn tránh quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Ngoài ra cần chủ động nắm bắt tính chu kỳ của nền kinh tế và của từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh cụ thể cũng như diễn biến thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để xây dựng phương án dự phòng, cũng như các kịch bản ứng phó.

Để thích ứng và tăng cường tính cạnh tranh trong bối cảnh mới, TS. Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lưu ý, các DN cần nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng việc đầu tư thêm vào công tác nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng; tăng cường tính liên kết giữa các DN với các cơ quan nhà nước. Bởi khi DN có những sản phẩm và mô hình mới hay có thông tin cập nhật, cần chia sẻ với các cơ quan nhà nước để họ hiểu rõ hơn về nội tại của DN từ đó hỗ trợ và tạo ra những khung pháp lý tạo điều kiện cho DN.

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin và số liệu rất quan trọng nên các DN phải tăng cường chia sẻ, cập nhật thông tin và tăng cường trao đổi với nhau. Những DN vừa và nhỏ cần tăng cường liên kết trong đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu được mức đầu tư, từ đó tận dụng được những sáng tạo, những nghiên cứu của các DN đối tác có cùng định hướng tránh quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng.

Và để làm được những điều này cần tập trung phát triển nguồn nhân lực là yếu tố căn bản của mỗi DN. Trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực giữa các DN đang diễn ra hết sức khốc liệt, đòi hỏi mỗi DN cần đầu tư nhiều hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khi được đầu tư thích đáng, tự thân nguồn nhân lực sẽ đưa ra được những giải pháp, những mô hình mới, tránh quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng giúp DN tăng cường tính cạnh tranh bền vững.

Câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng

Câu hỏi: Doanh nghiệp đang lo lắng thanh khoản khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng, vậy doanh nghiệp có thể làm gì để đề phòng những rủi ro này?

Trả lời: Để phòng ngừa rủi ro khi quá phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng cần:

  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Dự báo dòng tiền thu nhi và các định nhu cầu vay hợp lý.
  • Đa dạng hóa nguồn vốn: Ngoài vay ngân hàng cần kết hợp huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
  • Duy trì tỷ lệ thanh toán an toàn: Đảm bảo thanh toán các khoản vay ngắn hạn nhanh chóng, đầy đủ.
  • Tăng cường quản lý rủi ro

Câu hỏi: Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp thế chấp tài sản khi vay vốn. Việc thế chấp này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không?

Trả lời: Việc thế chấp tài sản khi vay vốn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như hạn chế khả năng sử dụng tài sản, gây ra áp lực tâm lý và tăng rủi ro mất tài sản nếu không thanh toán khoản vay đúng hạn. Tuy nhiên việc thế chấp tài sản cũng đem đến một số lợi ích như giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp hơn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với ngân hàng.

Câu hỏi: Doanh nghiệp nên dành bao nhiêu phần trăm tổng vốn đầu tư cho vay ngân hàng?

Trả lời: Không có câu trả lời nào là chính xác. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tình hình tài chính,… Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định rằng doanh nghiệp không nên quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Tỷ lệ vay ngân hàng nên được duy trì ở mức an toàn đảm bảo khả năng trả nợ và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc,nhận mọi hồ sơ khó,nợ xấu,không chứng minh thu nhập,tài sản Tỉnh,Quy hoạch,đất nông nghiệp,diện tích nhỏ,lớn tuổi,gần mộ,hẻm nhỏ…hỗ trợ giải ngân nhanh các khoản vay dưới 5 tỷ khu vực TP.HCM. Nhận đáo hạn,giải chấp ngân hàng,cho thuê hạn mức,chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh,vay tín chấp đến 2tỷ,cầm cố ô tô nhà đất,vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr-50 tỷ. Liên hệ Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí nhé.

Đáo Hạn Ngân Hàng

Xem thêm: Những lưu ý khi vay vốn ngân hàng.

Bài viết liên quan
tinh-lai-suat-vay-ngan-hang-04tinh-lai-suat-vay-ngan-hang-04
Bạn có biết rằng lãi suất vay có thể ảnh hưởng đến quyết định vay…
Vay thế chấp sổ đỏ BIDV
Vay thế chấp sổ đỏ BIDV là giải pháp tài chính tối ưu cho những…
Vay thế chấp sổ đỏ Techcombank
Khi cần nguồn tài chính linh hoạt và đáng tin cậy, vay thế chấp sổ…
Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/