Hình banner

Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu?

Số liệu mới nhất cho thấy, lượng tiền “ứ” đọng tại Kho Bạc Nhà Nước đang ở mức cao, lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Việc tiền “ngủ yên” trong khi nền kinh tế đang cần vốn đầu tư đang gây ra nhiều hệ quả tiêu cực như lãng phí nguồn vốn, gia tăng gánh nặng ngân sách,… Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền Kho Bạc Nhà Nước “ứ” đọng và đề xuất một số giải pháp để khắc phục vấn đề này.

Mục lục

Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu? Tiền đi ra lại đi vào?

Tiến độ giải ngân đầu tư công chậm chưa được như kỳ vọng khiến tiền huy động về không ra khỏi kho bạc được. Điệp khúc “ứ” tiền kho bạc tại ngân hàng hơn một năm trở lại đây cho thấy sự “luẩn quẩn” trong phát hành trái phiếu. Điều này, nếu cứ kéo dài đang gây tốn kém cho ngân sách.Khi trả lãi khoản tiền huy động xong “ngâm” để đó. Vì sao vậy, làm gì để chấm dứt sự lãng phí này?

Ảnh: Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu?
Ảnh: Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu?

Bản tin cập nhật thị trường tiền tệ hết quý 1/2019 của Công ty Chứng khoán SSI cung cấp một thông tin đáng chú ý: Đến hết ngày 31/3/2019, số tiền Kho bạc Nhà nước vẫn “ứ” đọng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) khi lượng trái phiếu kho bạc (TPKB) phát hành mới Q1/2019 là 69.469 tỷ đồng. Cùng đó, cập nhật số liệu về lượng vốn đầu tư công được giải ngân cho thấy, cùng hết thời điểm này, có khoảng 49.800 tỷ đồng được giải ngân.

Trái phiếu kho bạc là một trong những loại trái phiếu chính phủ và là công cụ vay nợ ngắn hạn do KBNN phát hành. Loại trái phiếu này được phát hành để huy động tiền nhàn rỗi trên thị trường, bù đắp thâm hụt tạm thời ngân sách nhà nước… Các nhà đầu tư Chính phủ sử dụng trái phiếu kho bạc để điều tiết cơ sở thanh toán của hệ thống ngân hàng, mục đích chính là kiểm soát tiền tệ.

Báo cáo của KBNN cho thấy, đến ngày 31/1/2019, vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2018 giải ngân ước đạt 342.177 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch. Tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, chưa được như kỳ vọng khiến KBNN phải tiếp tục đem tiền chưa tiêu được gửi ngân hàng. Nhưng trên thực tế, kể từ ngày gọi thầu phát hành, số tiền thu về này đã được tính lãi, và khoản tiền lãi này sẽ tiếp tục được cộng dồn sau đó tính vào trong phần nợ quốc gia.

Ảnh: Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu?
Ảnh: Tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để do đâu?

Không nên đấu thầu “sẵn”?

Lí do “bất khả kháng” dẫn đến tiền bị “ứ”, phải gửi ngân hàng vẫn luôn được đưa ra là: tốc độ giải ngân đầu tư công “rùa bò”.

Năm 2018, KBNN ban đầu đề ra kế hoạch huy động 200.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP), sau đó giảm xuống còn 175.000 tỷ đồng, kết quả huy động thực tế được 165.797 tỷ đồng. Dự kiến năm 2019 khối lượng TPCP sẽ huy động qua kênh đấu thầu khoảng 260.000 tỷ đồng; kì hạn phát hành bình quân dự kiến khoảng 13 năm. KBNN sẽ duy trì lịch biểu phát hành hàng tuần, gọi thầu đan xen các loại kì hạn ngắn, trung và dài hạn.

Kế hoạch là vậy nhưng liệu có nên cứ phát hành cho xong? Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, với việc tiền “ứ” tại ngân hàng thương mại như kể trên, đã đến lúc cả Bộ Tài chính và NHNN cần “ngồi lại” xem xét xử lý.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công diễn ra nhiều năm nay. Điều cần làm là sự nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương ngay từ những ngày đầu năm để tránh tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.

Còn Tiến sỹ kinh tế Phan Minh Ngọc từng nhận xét: “Việc KBNN huy động vốn xong lại gửi vào ngân hàng hưởng lãi cũng tương tự như một con rắn tự ăn đuôi mình”.

Câu hỏi thường gặp về vấn đề tiền kho bạc nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để

Câu hỏi: Việc tiền kho bạc “ứ” đọng tại nhà nước có những tác hại gì?

Trả lời: 

  • Gây lãng phí nguồn vốn: Khi tiền nằm “ngủ yên” tại KBNN, thay vì được sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, nó sẽ dẫn đến lãng phí nguồn vốn.
  • Tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước: Do phải trả lãi cho số tiền huy động, ngân sách nhà nước sẽ phải chịu thêm gánh nặng tài chính.
  • Gây áp lực lên giá cả hàng hóa: Khi lượng tiền trong lưu thông giảm do tiền “ứ” đọng tại KBNN, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiền, từ đó gây áp lực lên giá cả hàng hóa.

Câu hỏi: Người dân có thể đóng góp gì để giải quyết vấn đề tiền kho bạc “ứ” đọng?

Trả lời:

  • Theo dõi sát sao tiến độ giải ngân đầu tư công tại địa phương: Nhằm phát hiện những vướng mắc, chậm trễ trong việc giải ngân vốn và kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tiết kiệm chi tiêu: Việc tiết kiệm chi tiêu sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu huy động vốn của nhà nước, từ đó giảm bớt áp lực lên nguồn vốn ngân sách.
  • Tham gia giám sát việc sử dụng vốn đầu tư công: Người dân có quyền tham gia giám sát việc sử dụng vốn đầu tư công để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Câu hỏi: Việc giải quyết vấn đề tiền kho bạc “ứ” đọng có tác động gì đến người dân?

Trả lời: Việc giải quyết vấn tiền kho bạc “ứ” đọng sẽ có những tác động tích cực đến người dân giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng cường niềm tin của người dân vào chính quyền.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.

Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.

Xem thêm: Quy định mới cho vay tiêu dùng tránh nợ xấu,kinh nghiệm vay tiền và quản lý tài chính cá nhân

daohannganhang

daohannganhang

Bài viết liên quan
Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào để tiền sinh lời hiệu quả mà vẫn…
Cách chuyển tiền ngân hàng nhanh NAPAS 24/7 với mã QR
Bạn cần chuyển tiền cho người thân, thanh toán hóa đơn hoặc mua sắm trực…
Cách nạp tiền vào tài khoản qua máy nạp, rút tiền tự động
Cách nạp tiền vào tài khoản ngân hàng như thế nào vừa nhanh chóng lại…

Comments are closed.

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/