Vấn đề tranh chấp đất đai hiện nay diễn ra ngày phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau mặc dù có sổ đỏ hoặc không có đều xảy ra các vấn đề cần được tư vấn giải quyết trong những trường hợp cụ thể. Hiểu được vấn đề cấp bách này, trong bài viết hôm nay, Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding xin giới thiệu đến bạn bài viết về những vấn đề liên quan đến đến việc tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Mục lục
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên người dân không có quyền sở hữu mà có quyền sử dụng). Định nghĩa ngắn gọn, Sổ đỏ là chứng thư pháp lý xác định quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với đất đai được ghi ở trong đó.
Theo điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Khái niệm và đặc điểm tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?
Khái niệm
Theo điều 3 luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đặc điểm
- Chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai là các chủ thể tranh chấp đất đai.
- Quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp là đối tượng của tranh chấp đất đai.
- Tranh chấp đất đai gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể có ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì khi tranh chấp xảy ra, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?
Pháp luật đã thừa nhận có các tranh chấp đất có sổ đỏ. Điều 203 Luật đất đai quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với đất đai có các giấy chứng nhận tại điều 100 của luật này (bao gồm sổ đỏ).
Trên thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp đất có sổ đỏ, ví dụ như A và B là hàng xóm, chính giữa có một lối đi nhỏ, A và B đều cho rằng diện tích đất của lối đi đó là của mình trong sổ đỏ nhà A và B là không chính xác và đã “lấn” sang phần đất của nhau.
Do đó, đất có sổ đỏ vẫn có thể rơi vào tranh chấp chứ không riêng đất không có sổ đỏ.
Giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ
Điều 201, 202 Luật đất đai 2013, quy định cụ thể thủ tục này:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó trước khi đi đến bước cuối cùng là kiện cáo thì các bên sẽ có thủ tục hòa giải.
- Các bên có thể tự mình hòa giải, nếu không thể tự hòa giải thì phải hòa giải thông qua UBND xã. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Hòa giải không thành thì các bên sẽ khởi kiện đến TAND. TAND có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này là TAND huyện, tỉnh nơi có đất đang tranh chấp.
Khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Viết theo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Sau đó gửi đơn này đến TAND huyện nơi có đất đang tranh chấp giải quyết.
Điều 190 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các hình thức gửi đơn sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trong thời hạn 08 ngày làm việc từ ngày tòa án nhận được đơn khởi kiện, tòa án sẽ ra 1 trong 4 quyết định trên để các bạn biết và chuẩn bị các bước tiếp theo: bổ sung, gửi đơn đến đúng tòa án có thẩm quyền, chuẩn bị các giấy tờ…
Không bao gồm thứ 7, chủ nhật ở đây là 8 ngày làm việc.
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ khi khởi kiện
Các bên tham gia tranh chấp có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án để chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp của chủ thể (giấy tờ khác hoặc lời khai của những người liên quan, lời khai của người làm chứng…) hoặc yêu cầu tòa án xác minh các chứng cứ khác mà chủ thể không thể thực hiện được.
Đối với dạng tranh chấp đất đai có sổ đỏ không thể thiếu chứng cứ quan trọng là sổ đỏ. Nếu quá trình tranh chấp này có vi phạm pháp luật thì tòa án sẽ hủy giấy chứng nhận được cấp sai đi và thực hiện cấp lại cho đúng quy định pháp luật. Để xác định quá trình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai lệch hay không Tòa án sẽ căn cứ, xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền như UBND cấp huyện, tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (có đúng thẩm quyền, quy định đối với từng trường hợp tại mục 2 chương 7 luật đất đai 2013 chưa, đo đạc diện tích đã đúng chưa…).
Không đồng ý với bản án của tòa án thì làm thế nào?
Làm đơn kháng cáo nếu các bạn không đồng ý với bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án (trong thời hạn 15 ngày) và gửi đến cho tòa án cấp trên trực tiếp của TAND theo thủ tục phúc thẩm để xét xử sơ thẩm để được xem xét giải quyết.
Tranh chấp đất đai ngày nay xảy ra ngày càng phổ biến và phức tạp, nhất là khi giá trị quyền sử dụng đất ngày một tăng cao và bong bóng bất động sản. Để người dân được tìm hiểu và nắm rõ về quá trình giải quyết tranh chấp đất đai một cách dễ dàng hơn sau đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có Sổ đỏ theo quy định mới nhất.
Đến nay, tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai thì Nhà nước khuyến khích cũng như ưu tiên các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở trước.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 trường hợp khi các bên không hòa giải được hoặc không đồng ý hòa giải tại thôn, xóm, ấp,…thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải.
Lưu ý: Việc hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc không thể bỏ qua cũng như vượt cấp. Đồng nghĩa với việc nếu không qua hòa giải tại UBND cấp xã mà gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa thì sẽ bị trả lại đơn dẫn đến tốn thời gian các bên.
Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Theo khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia tranh chấp và có xác nhận là hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.
Biên bản hòa giải sẽ được gửi ngay cho các bên tham gia tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
Trường hợp xảy ra sau khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ ở UBND cấp xã sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hòa giải thành công
- Hòa giải thành công đồng nghĩa với kết thúc tranh chấp. Hiện trạng về ranh giới bị thay đổi của người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết việc thay đổi.
- UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân do Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lên.
Trường hợp 2: Hòa giải không thành
- Áp dụng Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Từ những quy định trên, trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tương tự nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phải khởi kiện tại Tòa án để giải quyết một cách nhanh chóng.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Tòa án nhân dân
Bước 1. Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đầy đủ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.
- Các giấy tờ chứng minh khác (Tùy theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện – vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ, chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó của mình).
Ví dụ: Tranh chấp ranh giới về thửa đất giữa các hộ gia đình, cá nhân thì phải có:
- Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm;
- Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp…
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau (khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015): Nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
-
- Nếu hồ sơ chưa đủ mà đúng thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
- Nếu hồ sơ đủ: Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa sau đó Tòa sẽ thụ lý.
Lưu ý:
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án.
- Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử khi tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
-
- Chuẩn bị xét xử: Tổng 06 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự. Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng.
- Trong giai đoạn này nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành công thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm.
- Nếu không đồng ý với bản án nếu có căn cứ sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo.
Câu hỏi thường gặp về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Câu hỏi: Sổ đỏ có phải là bằng chứng cuối cùng trong tranh chấp đất đai?
Trả lời: Sổ đỏ là một trong những bằng chứng quan trọng trong tranh chấp đất đai, nhưng không phải là bằng chứng cuối cùng duy nhất. Các bằng chứng khác như hợp đồng mua bán, các biên bản ghi nhớ, và chứng cứ chứng minh quyền sở hữu cũng có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp.
Câu hỏi: Có thể làm gì nếu bị tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mặc dù đầy đủ giấy tờ?
Trả lời: Khi bị tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ bạn nên thu thập chứng cứ rõ ràng và tư vấn với luật sư để xem xét các phương án giải quyết hợp lý như đề nghị hoà giải, đàm phán trực tiếp hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.
Câu hỏi: Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là bao lâu?
Trả lời: Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có thể thay đổi tùy vào tính phức tạp của vụ việc và quy định pháp luật địa phương. Thông thường, các vụ tranh chấp này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và quy trình xử lý của cơ quan tư pháp.
Kết luận
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ hoặc các giấy tờ khác được trình bày ở trên. Có thể thấy việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều nếu các bên tự hòa giải hoặc hòa giải thành tại UBND cấp xã. Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding mong rằng đã giúp được cho các bạn các thông tin hữu ích.
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Chứng minh tài chính xin visa du học có khó khăn gì?