Hình banner

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính. Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp dân sự xảy ra phổ biến ở khắp nơi trên địa bàn cả nước đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn theo quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp đất đai thường khó khăn, phức tạp, mang tính kéo dài đối với các bên liên quan. Vậy nên những thông tin sau đây về “Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính” hi vọng sẽ là thông tin bổ ích để các bạn tham khảo, lựa chọn để xử lý khi có trường hợp xảy ra tranh chấp.

Mục lục

Thế nào là tranh chấp đất đai?

Thế nào là tranh chấp đất đai
Ảnh: Thế nào là tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 3, Điều 4 tại Luật đất đai 2013)

Có thể hiểu rõ hơn tranh chấp đất đai là các tranh chấp giữa những người có quyền sử dụng đất, xác định rõ ai là người có quyền đứng tên, sử dụng đất với toàn bộ mẫu đất, một phần mẫu đất và kể cả ranh giới giữa các mẫu đất với nhau. Cần xác định rõ thế nào là tranh chấp đất đai, thế nào là tranh chấp những vấn đề có liên quan đến đất đai vì 2 khái niệm này tương đối dễ nhầm lẫn để từ đó có những biện pháp cũng như thủ tục xử lý đúng theo pháp luật quy định.

Tranh chấp các vấn đề liên quan đến đất đai (do Luật Dân sự quy định) bao gồm:

  • Tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất;
  • Tranh chấp tài sản chung là đất đai của vợ chồng sau khi ly hôn;
  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là như thế nào?

giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là như thế nào?
Ảnh: Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là việc các bên có liên quan lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi đất đai thuộc quyền quản lý của cơ quan để xem xét, giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến phần đất đai có xảy ra tranh chấp.

Khi nào áp dụng giải quyết theo thủ tục hành chính khi có tranh chấp đất đai?

Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, cùng đưa ra kết quả sao cho nhận được sự chấp thuận của đôi bên. Nếu tự hòa giải không được chấp thuận thì cần gửi đơn lên Uỷ ban Nhân dân (UBND) cấp xã để xử lý.

Việc áp dụng thủ tục hành chính trong tranh chấp đất đai chỉ áp dụng sau khi tiến hành giai đoạn hòa giải ở cấp xã nhưng không đem lại kết quả thỏa thuận và chấp nhận giữa các bên. Bên cạnh đó, không có giấy chứng nhận hay giấy tờ gì liên quan chứng minh được quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì tiến hành đến một trong hai hình thức xử lý như sau:

Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền giải quyết (khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013)

Trường hợp 1:

  • Đối với tranh chấp đất đai xảy ra giữa những cá nhân, hay người thân trong gia đình hoặc hàng xóm láng giềng với nhau thì gửi đơn khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.
  • Nếu trong quá trình giải quyết, một bên hay các bên không đồng tình với quyết định giải quyết trên thì có quyền khiếu nại tiếp tục lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét.

Trường hợp 2:

  • Đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài, tổ chức nước ngoài với nhau hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một bên là cá nhân, gia đình hay cộng đồng dân cư người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý.
  • Nếu một bên hay các bên tham gia khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh thì có quyền xem xét, khiếu nại tiếp tục đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết, xét xử theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án

  • Khi các đương sự ở hai trường hợp nêu trên không đồng ý với kết quả khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra thì vẫn có quyền khiếu nại lên Tòa án để giải quyết theo quy định của luật tố tụng hành chính.
  • Điều này góp phần đảm bảo được quyền công dân, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền được tự lựa chọn phương thức giải quyết theo mong muốn của mình, nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch.

Trình tự thủ tục hành chính khi tranh chấp đất đai (quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Trình tự thủ tục hành chính khi tranh chấp đất đai
Ảnh: Trình tự thủ tục hành chính khi tranh chấp đất đai.

Khi các bên tham gia tranh chấp đất đai không có các hồ sơ chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất ( Điều 100 Luật Đất đai 2013) và tiến hành hòa giải ở Uỷ ban Nhân dân cấp xã nhưng không thành công và tiếp tục trình lên Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh giải quyết thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục bắt buộc sau:

Bước 1: Cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và nộp tại Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh, hồ sơ thông tin bao gồm

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã trước đó; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để giải quyết khi hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; biên bản làm việc với những người có liên quan;
  • Hồ sơ, trích lục bản đồ có liên quan đến diện tích đất đai đang tranh chấp qua các thời kỳ để làm chứng cứ xác minh; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp ở thời điểm hiện tại;
  • Báo cáo đề xuất các giải pháp hòa giải và dự thảo giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết tranh chấp đất đai

  • Nếu thông tin trong hồ sơ bị thiếu sót hay chưa hợp lệ thì cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiếp nhận phải thông báo cho bên người nộp hồ sơ bổ sung không quá trong 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu tiến hành giải quyết vụ việc. Cơ quan tham mưu có trách nhiệm xác minh làm rõ vụ việc theo pháp luật quy định, triển khai các cuộc họp ban, ngành để tìm ra phương án giải quyết (nếu cần thiết), tổ chức hòa giải cho các bên liên quan.
  • Hoàn tất đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu để trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Hoàn tất và trả kết quả giải quyết tranh chấp đất đai

  • Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh ban hành kết quả xử lý tranh chấp đất đai và trả kết quả cho các đương sự có liên quan hoặc quyết định công nhận hòa giải thành công tranh chấp.
  • Thời gian quy định để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc đối với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện tối đa không quá 45 ngày và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh tối đa không quá 60 ngày ( theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
  • Đối với những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt, khó khăn hay các vùng sâu vùng xa thì thời hạn để giải quyết tranh chấp đất đai có thể tăng thêm 10 ngày.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai khi một trong các bên tham gia không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai khi một trong hai bên tham gia không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
Ảnh: Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai khi một trong hai bên tham gia không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

Khi một trong các bên tham gia không có đầy đủ giấy tờ quy định chứng minh quyền sử dụng đất thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện tham khảo dựa trên căn cứ như:

  • Chứng cứ về nguồn gốc, mối quan hệ có liên quan tới việc tiếp nhận đất, quá trình sử dụng đất do các đương sự đưa ra.
  • Bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương và diện tích đất thực tế mà các đương sự đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp tại địa phương.
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang xảy ra vấn đề tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chính sách ưu đãi đối với người có công do Nhà nước quy định.
  • Quy định về cho thuê đất, giao đất hay công nhận quyền sử dụng đất.

Câu hỏi thường gặp 

Câu hỏi: Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thủ tục hành chính là bao lâu?

Trả lời: Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thủ tục hành chính có thể thay đổi tùy thuộc vào độ phức tạp của vấn đề và quy định của pháp luật địa phương, nhưng thường từ vài tháng đến một năm.

Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thường là các cơ quan nhà nước tại địa phương, như UBND cấp xã, phường, quận hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Câu hỏi: Ai có thể sử dụng thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai?

Trả lời: Các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị có liên quan đến tranh chấp đất đai có thể sử dụng thủ tục hành chính để giải quyết vấn đề của mình.

Kết luận

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là một trong những vấn đề mà các đương sự hay gặp khó khăn khi đi tranh chấp nhưng lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Với những thông tin về việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính mà chúng tôi đã đưa ra hi vọng sẽ là nguồn thông tin cần thiết cho những ai quan tâm tới vấn đề đất đai hoặc đã và đang thực hiện việc tranh chấp đất đai tham khảo.

Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.

Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.

banner footer
Đáo Hạn Ngân Hàng
daohannganhang

Xem thêm: Tất tần tật thông tin về đất trồng cây lâu năm lên thổ cư.

Bài viết liên quan
Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ, chủ đầu tư phải làm theo các bước sau để được cấp phép xây dựng nhà yến
Nghề nuôi yến trong nhà đang rất phổ biến mà phát triển và đem lại…
Dich vu rut tien mat the tin dung la gi va hop phap khong10
Hiện nay dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng đang dần phổ biến trong…
maxresdefault 1
Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng tại nhà đang ngày càng phổ biến bởi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/