Xây dựng nhà ở là một dự án quan trọng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó việc nắm rõ lệ phí xin giấy phép xây dựng là bước đầu tiên không thể thiếu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các khoản lệ phí liên quan đến việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, giúp bạn dự trù chi phí hợp lý và thực hiện thủ tục xin phép chính xác.
Mục lục
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là như thế nào?
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là những khoản lệ phí mà chủ đầu tư phải nộp cho các cơ quan nhà nước trước khi xin phép xây dựng. Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở hay công trình sẽ khác nhau đối với từng loại công trình khác nhau. Theo Thông tư của Bộ Tài chính, lệ phí cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ.
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng công trình khác.
- Phí gia hạn giấy phép xây dựng.
Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở cần thiết
Sự thay đổi nhanh chóng trong các chính sách của Chính phủ đã khiến người dân nhiều khi chưa kịp nắm bắt được thông tin. Một trong những vấn đề mà chủ nhà cần quan tâm nhất phải kể đến chính là cần phải nắm rõ các khoản về chi phí xây dựng.
Giấy phép xây dựng nhà ở là một loại thủ tục hành chính, bởi vậy các loại lệ phí để thực hiện thủ tục cần phải được tuân theo quy định của pháp luật. Theo quy định hiện hành hiện nay mà chúng tôi tổng hợp được thì việc xin phép xây dựng nhà ở cần phải chịu một số loại lệ phí như sau:
- Lệ phí cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép).
- Lệ phí cấp phép xây dựng các công trình khác và các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng.
Các khoản lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở hiện nay đã được liệt kê một phần tại Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Nhưng cũng phải cần nói thêm rằng thông tư này chỉ có quy định về lệ phí cấp giấy phép xây dựng, còn trên thực tế vẫn còn có nhiều công đoạn để kiểm tra, thẩm định cũng như phát sinh ra các loại lệ phí mới.
Đối tượng thu và mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Đối tượng thu lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Đối tượng thu lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở, bao gồm xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và sửa chữa lớn, trùng tu hay tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; trừ các công trình được miễn lệ phí cấp giấy phép xây dựng sau đây:
- Công trình do thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các công trình trực tiếp bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), công trình xây dựng trong khu công nghiệp tập trung và công trình thuộc dự án BOT.
- Công trình thuộc dự án phát triển kết cấu hạ tầng, dự án phát triển đô thị mới, các dự án thành phần trong khu đô thị mới đã có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
- Công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B, C có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt sau khu có văn bản thẩm định của cơ quan chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành.
- Công trình nhà ở của dân thuộc đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3b Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.
Đối tượng nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Đối tượng cần phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là các chủ đầu tư của các công trình thuộc đối tượng phải thu lệ phí để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định tại điểm 1 mục này.
Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở được quy định
a) Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với:
Nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/giấy phép;
b) Công trình khác: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/giấy phép.
Phí xây dựng nhà ở được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị. Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính theo diện tích xây dựng nhưng tối đa không quá 35.000 đồng/m2. Cách tính này được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị.
c) Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười nghìn) đồng.
Chú ý: Mức thu phí cấp giấy phép xây dựng tại một số tỉnh thành:
- Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): Hà Nội = 75.000đ/giấy phép; TP. Hồ Chí Minh = 50.000đ/giấy phép; Đà Nẵng = 50.000đ/giấy phép; Hải Phòng = 50.000Đ/giấy phép; Nghệ An = 50.000Đ/giấy phép.
- Cấp mới đối với công trình khác): Hà Nội = 150.000đ/giấy phép; Hải Phòng = 100.000đ/giấy phép; Nghệ An = 150.000đ/giấy phép.
- Gia hạn giấy phép xây dựng): Hà Nội = 15.000đ/giấy phép; Hải Phòng = 10.000đ/giấy phép; Nghệ An = 10.000đ/giấy phép.
Các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Tổ chức thu, nộp và quản lý phí xin giấy phép xây dựng
1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ nêu trên có nhiệm vụ phải tổ chức thu lệ phí để được cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2. Lệ phí để được cấp giấy phép xây dựng thu bằng tiền Việt Nam. Hàng ngày hoặc chậm nhất là 5 ngày/ 1 lần, cơ quan thu phí cần phải nộp số tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí của cơ quan thu mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Hàng tháng chậm nhất là ngày 10, cơ quan thu buộc phải kê khai, nộp 90% (chín mươi phần trăm) tổng số tiền lệ phí đã thu được của tháng trước vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 046 Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Cơ quan thu lệ phí để được cấp giấy phép xây dựng phải có trách nhiệm thu, nộp và quản lý sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí được tạm trích 10% (mười phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc cấp giấy phép và thu lệ phí như sau:
- Chi phí in (mua) giấy phép.
- Chi phí tiền công và phụ cấp theo tiền công quy định.
- Chi phí vật tư văn phòng.
- Chi phí sửa chữa tài sản máy móc, công cụ phục vụ công tác thu.
Trích quỹ khen thưởng cho các cán bộ và công nhân viên thực hiện thu nộp lệ phí, bình quân một người một năm không quá ba tháng lương thực hiện.
Tổng số tiền đã được trích sau khi trừ đi số thực chi theo đúng nội dung quy định trên đây, cuối năm nếu như chưa sử dụng hết thì cần phải nộp hết số còn lại vào ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan thuế ở địa phương nơi các cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đóng trụ sở cần phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư này và Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
Đơn đề nghị được cấp giấy phép xây dựng dựa theo mẫu tại Phụ lục số 1 tại Thông tư 15/2016/TT-BXD
Bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền được sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện và thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về việc xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế được quy định tại Khoản này là bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải được bổ sung bản sao hoặc các tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư phải đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
- Đối với công trình xây dựng có các công trình liền kề thì phải có bản cam kết của chủ đầu tư về việc bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở
Quy trình cấp giấy phép xây dựng (Điều 102 Luật Xây dựng)
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 3: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để được cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Bước 5: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thời gian để giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét các hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với các nhà ở riêng lẻ tại các đô thị và 10 ngày làm việc đối với nhà ở tại nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn được cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng cần phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn (Điều 102 Luật xây dựng 2014).
Câu hỏi thường gặp về lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Câu hỏi: Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở được tính như thế nào?
Trả lời: Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở thường được tính dựa trên diện tích xây dựng hoặc diện tích sàn của công trình xây dựng. Các địa phương có thể có cách tính khác nhau, vì vậy bạn cần tham khảo quy định cụ thể tại địa phương mình.
Câu hỏi: Ai là người phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở?
Trả lời: Người phải đóng lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền thực hiện đại diện cho chủ đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình công cộng, các quy định có thể khác.
Câu hỏi: Có cách tính lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở nào đặc biệt không?
Trả lời: Các địa phương có thể áp dụng cách tính lệ phí xây dựng nhà ở đặc biệt cho các dự án xây dựng đặc thù như dự án quy mô lớn, dự án có ảnh hưởng môi trường lớn, dự án khó khăn về pháp lý. Bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo các quy định chi tiết tại địa phương.
Kết luận
Bài viết trên nhằm đưa ra một số thông tin bổ ích về lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở gửi đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Để tránh gặp phải một số khó khăn không đáng có khi tìm hiểu về lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở cũng như một số thông tin có liên quan về việc xin cấp giấy phép xây dựng, quý vị và các bạn có thể tham khảo Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Hỗ trợ hồ sơ vay thế chấp tất cả các ngân hàng khu vực Toàn Quốc, nhận mọi hồ sơ khó : nợ xấu, không chứng minh được thu nhập, tài sản Tỉnh, quy hoạch, đất nông nghiệp, diện tích nhỏ, lớn tuổi, gần mộ, hẻm nhỏ,diện tích nhỏ, người vay làm việc nước ngoài …hỗ trợ tư vấn tạo dòng tiền, doanh thu, lên hồ sơ vay vốn, kế hoạch tích lũy tài sản cho cá nhân, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy, dự án.
Nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, xin hạn mức, cho thuê hạn mức, chứng minh tài chính,đáo hạn rút tiền mặt thẻ tín dụng,vay kinh doanh, vay tín chấp đến 2 tỷ, cầm cố ô tô nhà đất, vay 3 bên tài sản Tỉnh hạn mức 300tr - 100 tỷ. Liên hệ Dịch vụ tài chính – Daohannganhang.vn Hotline: 0931.346.386 (zalo,viber) tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề xây dựng – Tất cả những thông tin hữu ích dành cho bạn.