Luật xây dựng nhà ở theo quy định của Pháp luật

Khi bắt đầu xây dựng một ngôi nhà, chắc hẳn bản thân gia chủ có những điều cần quan tâm đến, và không thể nào quên tìm hiểu rõ ràng về luật pháp. Đã có nhiều người mất nhiều quyền lợi chính đáng của bản thân khi không tìm hiểu kỹ luật về xây dựng nhà ở. Vì vậy để không mất quyền lợi của bản thân, Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức bổ ích về luật xây dựng nhà ở.

Mục lục

Ba trường hợp được miễn giấy phép xây dựng năm 2021:

Ba trường hợp được miễn giấy phép xây dựng năm 2021:
Ba trường hợp được miễn giấy phép xây dựng năm 2021:

Khi Luật Xây dựng sửa đổi có hiệu lực để thi hành thì những quy định về việc miễn giấy phép xây dựng nhà ở năm 2021 có sự thay đổi theo chiều hướng nhiều trường hợp tại nông thôn phải có giấy phép xây dựng khi khởi công.

Lưu ý:

    • Việc được miễn giấy phép xây dựng trong bài viết này áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ.
    • Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình,cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (theo khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014).

Quy định về trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nói chung và miễn giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ nói riêng có sự thay đổi theo từng thời kỳ, cụ thể:

Từ nay đến hết ngày 31/12/2020

Điểm K khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    • “…
    • k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa”

Như vậy, trước ngày 01/01/2021 nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng sẽ được miễn giấy giấy phép xây dựng, trừ nhà ở riêng lẻ đã được xây dựng trong khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử – văn hóa.

Hay nói cách khác, khi khởi công xây dựng nhà ở tại các đô thị và nhà ở riêng lẻ xây dựng tại nông thôn nhưng ở trong khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử – văn hóa thì phải có giấy phép xây dựng.

Từ ngày 01/01/2021

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì quy định về việc miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ đã có sự thay đổi.

Điều 89 Luật Xây dựng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng như sau:

    • “h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    • i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa”

Để tiện theo dõi,các trường hợp khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có và được miễn giấy phép xây dựng theo bảng dưới đây.

TT Khu vực phải có giấy phép Miễn giấy phép xây dựng
1 Nhà ở riêng lẻ tại các đô thị, trừ các trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ dưới 07 tầng thuộc các dự án đầu tư xây dựng của các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2 Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô nhỏ dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô nhỏ dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3 Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong các khu bảo tồn và khu di tích lịch sử – văn hóa. Nhà ở riêng lẻ ở miền núi và hải đảo thuộc các khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.
4 Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô nhỏ từ 07 tầng trở lên.

Lưu ý: Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương để quản lý.

Kết luận: Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhà ở có sự thay đổi từ ngày 01/01/2021 theo hướng nhiều nơi tại các vùng nông thôn phải có giấy phép xây dựng khi khởi công.

Nhà đất chưa có sổ đỏ thì được phép xây dựng không?

Nhà đất chưa có sổ đỏ thì được phép xây dựng không?
Nhà đất chưa có sổ đỏ thì được phép xây dựng không?

Khẳng định là khái niệm xây dựng nhà ở theo đúng giấy quyền sử dụng đất được hiểu là xây dựng theo đúng quy định của pháp luật và theo đó nếu muốn xây dựng thì chúng ta phải xin cấp phép (trừ những trường hợp được miễn đã được nêu trên)

Luật xây dựng quy định :

“Điều 93. điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ

1- Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2 – Đối với nhà ở riêng lẻ tại các đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã có sự ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3- Đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

-> Do đó điều kiện để xây dựng đầu tiên là phải phù hợp với các mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, hơn nữa đất nhà ở tuy đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng khi đã rơi vào trường hợp có quyết định thu hồi mà vẫn chưa đền bù.

Xây nhà vào phần thoát nước có bị phạt?

Căn cứ theo quy định tại phần 2.8.1 Quyết định 04/2008/QĐ-BXD quy định về Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ như sau:

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

Các bộ phận cố định của nhà:

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

    • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
    • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

    • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
    • Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
    • Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m 0
7¸12 0,9
>12¸15 1,2
>15 1,4
  • Phần ngầm dưới mặt đất: Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Mái đón, mái hè phố: Khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
    • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
    • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
    • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
    • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
    • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

Ghi chú:

1 – Mái đón: Là mái che của cửa cổng, gắn vào tường ngoài của nhà và đưa ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào trong nhà

2 – Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài của nhà và che phủ một đoạn của vỉa hè.

a, Phần nhô ra không cố định:

    • Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn của nhà công cộng) khi mở ra thì không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Các quy định về các bộ phận của nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

Bảng: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
≥ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
≥2,5 Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

1,0m
≥3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua 1,0
– Mái đón, mái hè phố 0,6

b, Phần nhà xây dựng được vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ

  • Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:
    • Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà
    • Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

c, Quan hệ với các công trình bên cạnh:

Công trình không được vi phạm ranh giới:

    • Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả các thiết bị, đường ống, phần ngầm ở dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới đối với lô đất bên cạnh;
    • Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi và khí thải sang nhà bên cạnh.

Như vậy, theo quy định thì bạn được phép xây ban công tầng 2 và buồng. Tuy nhiên, do mặt đường thoát nước chỉ rộng 2m nên ban công không được phép làm đưa ra 0,6m. Nếu vi phạm, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở có quy định về Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Vậy nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thuế xây dựng nhà ở đối với cá nhân

Thuế xây dựng nhà ở đối với cá nhân
Thuế xây dựng nhà ở đối với cá nhân

Theo quy định tại công văn 3700/TCT/DNK Công văn của Tổng cục thuế ngày 11/11/2004 về thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà tư nhân đã quy định:

“Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản thi hành Luật thì : Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Theo quy định nêu trên thì các tổ chức và cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng các công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là đối với nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật;”

Theo quy định của pháp luật thì nếu như bạn có phát sinh thu nhập chịu thuế thì bạn phải thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. Tùy theo cách thức xây dựng mà có thể xếp vụ việc của bạn vào 1 trong hai trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Trường hợp gia đình của bạn tự khởi công xây dựng mà không thuê nhân công thì gia đình của bạn không phải nộp thuế xây dựng.
  • Trường hợp 2: Trường hợp mà gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê nhân công xây dựng lẻ thì chủ hộ gia đình phải nộp thuế thay, cụ thể bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Về cách tính thuế:

Thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cách xác định số thuế phải nộp là:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Tại điểm G, khoản 1, Điều 7 của Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi bổ sung 2013 quy định về giá tính thuế như sau: “ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;..”

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

“a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”

    • Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này:”Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.”
    • Còn đối với dịch vụ có bao thầu nguyên vật liệu, tỷ lệ thuế GTGT 3%, Thuế TNCN là 2% căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi bổ sung 2013 .

Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.
  2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện để khởi công theo quy định của Luật này.
  3. Xây dựng các công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về các nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
  4. Xây dựng các công trình không đúng với quy hoạch xây dựng, trừ các trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
  5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.
  6. Nhà thầu tham gia các hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng.
  7. Chủ đầu tư lựa chọn các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng.
  8. Xây dựng công trình không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn để áp dụng cho công trình.

Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

1 – Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn của nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị của phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

a) Chất lượng công việc không được bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu đã dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng đã bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu

b) Bên giao thầu đã cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc nhưng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng đã làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc

c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị và các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định

d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận có trong hợp đồng.

2 – Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ có trong hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định pháp luật thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.

3 – Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do các nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4 – Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên đã xâm hại tới thân thể, quyền lợi và tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng đã được quy định như sau:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác.

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

5 – Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

6 – Sử dụng công trình không đúng với các mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích và lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để được tham gia các hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình.

Lạm dụng chức vụ và quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

Cản trở các hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn cung cấp cho quý bạn đọc những điều luật xây dựng nhà ở hiện nay để các bạn đọc cùng theo dõi. Để tránh gặp phải những khó khăn khi xây dựng nhà ở, hi vọng quý bạn đọc tìm hiểu kỹ về những điều mà pháp luật quy định. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc về luật xây dựng nhà ở, các bạn có thể liên hệ Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding Hotline : 0931.346.386 (zalo,viber) để được giải đáp mọi thắc mắc.

20200829 231831

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/