Tìm hiểu về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, đây là loại tranh chấp mang tính phức tạp và khó giải quyết, xảy ra phổ biến, chiếm đa số trong các án về tranh chấp dân sự. Đồng thời phát sinh nhiều khiếu kiện, khiếu nại trong cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Do đó cần có quy trình giải quyết tranh chấp đất đai rõ ràng để người dân có thể thực hiện đúng theo quy định pháp luật khi có tranh chấp xảy ra. Vậy quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Mục lục

Tranh chấp đất đai là gì?

tranh chap dat dai la gi 1
Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Điều 3 của Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn xảy ra xoay quanh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của những cá nhân có liên quan đối với phần đất đang xảy ra tranh chấp.

Cần xác định rõ thế nào là tranh chấp đất đai, thế nào là tranh chấp liên quan đến đất đai, vì 2 vấn đề này dễ gây nhầm lẫn với nhau, việc xác định đúng đắn sẽ giúp xác định quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được đầy đủ và hợp lý.

Tranh chấp đất đai là việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Những tranh chấp về giao dịch đất, nhà ở; tranh chấp quyền thừa kế đất; tài sản gắn liền trên đất, và đan xem các mối quan hệ hệ pháp luật như thừa kế, ly hôn, thế chấp, vay nợ… không được xem là tranh chấp đất đai.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai

Mỗi thời kỳ đối với thửa đất đang tranh chấp đều có những chính sách quản lý khác nhau, hồ sơ địa chính qua các năm có khi chưa hoàn chỉnh, còn thiếu sót hay thất lạc theo thời gian dẫn đến phức tạp trong quá trình làm hồ sơ đất đai.

Theo Luật Đất đai 2013, khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất, trước tiên các bên tranh chấp phải tự tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì cần gửi đơn đến Uỷ ban Nhân dân xã/phường/thị trấn để tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật, rồi mới đến Uỷ ban Nhân dân cấp cao hơn hoặc Tòa án. Thế nhưng, không ít trường hợp, Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở ko tổ chức hòa giải hay hòa giải ko theo yêu cầu của các bên tranh chấp, hay giữa các bên ko tìm đc tiếng nói chung dẫn đến việc giải quyết tranh chấp ko hiệu quả.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền về Luật Đất đai cho người dân chưa được thực hiện tốt, nhất là ở nơi nơi vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn dẫn đến nhận thức và chấp hành quy phạm pháp luật của ng dân còn hạn chế khi làm thủ tục như chuyển nhượng, tách thửa, tặng cho thừa kế quyền sd đất cũng làm cho mâu thuẫn về đất đai kéo dài.

Các hình thức tranh chấp đất đai hiện nay

Nội dung và chủ thể trong tranh chấp đất đai được chia ra thành những dạng sau:

    • Tranh chấp quyền sử dụng đất: là những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, xác minh ai là người làm chủ hợp pháp của thửa đất đang tranh chấp. Thông thường tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp đòi lại đất ( đối với đất cho người khác mượn nhưng không chịu trả đất hay đất đang trong dự án quy hoạch)…
    • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất: bao gồm các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư… hay tranh chấp về quyền và nghĩa cụ trong hợp đồng cho thuê, chuyển nhượng.
    • Tranh chấp mục đích sử dụng đất: trường hợp này thường ít xảy ra, vì trong quá trình phân bổ đất đai, nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất ở địa điểm trên là gì. Việc tranh chấp thường xảy ra chỉ khi khi người sử dụng đất làm trái với mục đích ban đầu của mà Nhà nước hay người cho thuê quy định.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật

Hòa giải

Theo pháp luật quy định, khi các bên phát sinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau, kết quả thực hiện này phụ thuộc vào thiện chí giữa các bên. Nhưng nếu quá trình tự hòa giải không thành thì cần có bên trung gian giúp các bên liên quan thực hiện việc hòa giải, đó là trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân cấp xã/phường/thị trấn, hòa giải tại Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở là quy trình bắt buộc.

Việc hòa giải tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã/phường/thị trấn được quy định tại Điều 88, Mục 4, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

Nếu quá trình hòa giải đạt được kết quả khả thi thì quá trình tranh chấp kết thúc. Nhưng nếu hòa giải mà vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn thì tùy theo trường hợp mà có cách giải quyết theo đúng pháp luật quy định.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi các bên tiến hành hòa giải ở Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở nhưng không mang lại kết quả như yêu cầu thì cần tiến hành nộp đơn đề nghị Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền hay Tòa án xem xét và giải quyết.

Căn cứ theo Điều 100 của Luật Đất đai 2013, tùy đối tượng tranh chấp có đáp ứng về những giấy tờ chứng minh quyền làm chủ đất theo quy định của luật hay không thì sẽ có những quy định giải quyết khác nhau.

Trường hợp không có giấy tờ đầy đủ.

Nộp đơn tại Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền

Khi có tranh chấp xảy ra giữa những cá nhân, hộ gia đình hay trong cộng đồng dân cư thì nộp đơn tại Uỷ ban Nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện có trách nhiệm giải quyết đơn tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp mà một bên là người Việt Nam sống ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các cơ sở tổ chức, tôn giáo thì cần nộp đơn tại Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục thực hiện: (tham khảo tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Bước 2: Chủ tịch Uỷ ban Nhân cấp huyện/tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu của người dân tại địa phương và cùng với cơ quan tham mưu giải quyết.

Trường hợp hồ sơ người dân cung cấp chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ để bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định. Nội dung 1 bộ hồ sơ tranh chấp đất đai đầy đủ bao gồm:

    • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
    • Các tài liệu liên quan đến đất đai như trích lục bản đồ và hồ sơ địa chính đối với thửa đất đang có tranh chấp qua các thời kỳ để làm bằng chứng chứng minh cho quá trình điều tra giải quyết
    • Biên bản kiểm tra tình trạng đất; biên bản hòa giải của Uỷ ban Nhân dân cấp xã/phường/thị trấn và trong quá trình giải quyết tranh chấp; biên bản làm việc của cơ quan Nhà nước với các bên tranh chấp và những người có liên quan; biên bản cuộc họp của cơ quan tham mưu giải quyết vụ việc đối với trường hợp hòa giải không thành công
    • Báo cáo đề xuất và dự thảo giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp thành công

Bước 3: Cơ quan tham mưu nhận nhiệm vụ từ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền và có trách nhiệm điều tra, làm rõ vụ việc, tổ chức hòa giải cho các bên đang tranh chấp, tiến hành tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tìm ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai (đối với những trường hợp tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh để ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 4: Ban hành kết quả giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh.

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp có thẩm quyền ban hành kết quả giải quyết

Theo Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể, giải quyết tranh chấp ở Uỷ ban Nhân dân huyện là không quá 45 ngày, còn đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh không quá 60 ngày. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi thì thời gian giải quyết được tăng thêm 10 ngày.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền:

Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật giải quyết theo trình tự từ sơ thẩm các tranh chấp về quyền sử dụng đất là Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh nơi có đất đang tranh chấp.

Thông thường, các vụ án tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân huyện giải quyết. Tuy nhiên, đối với những vụ tranh chấp mang tính phức tạp hay liên quan đến nhiều huyện thì sẽ được gửi lên Tòa án Nhân dân tỉnh giải quyết.

Bước 1: Người dân nộp hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị những giấy tờ như:

    • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án
    • Đơn khởi kiện
    • Các giấy tờ có liên quan đến đất đai qua các thời kỳ để chứng minh làm chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình
    • Biên bản hòa giải của Uỷ ban Nhân dân xã (bắt buộc)

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, nộp tại bưu điện hay nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án địa phương (nếu có)

Trong thời gian tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho người dân như:

    • Tòa án Nhân dân huyện/tỉnh tiếp nhận hồ sơ khởi kiện vụ án và xem xét hồ sơ có đầy đủ theo quy định pháp luật hay không. Trường hợp chưa đầy đủ thì yêu cầu người làm đơn cần cung cấp bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định
    • Thực hiện thủ tục thụ lý vụ án thông thường hoặc quyết định rút gọn vụ án nếu thỏa các điều kiện rút gọn căn cứ tại khoản 1 Điều 317 Luật Tố tụng Dân sự 2015
    • Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết thì ra thông báo chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác để xử lý vụ việc cho người dân
    • Trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn nếu vụ việc tiếp nhận không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Bước 3: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo yêu cầu

Sau khi xem xét tất cả các yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành và vụ án của người dân thỏa các yêu cầu đó thì Tòa án tiến hành giải quyết đơn khởi kiện.

Kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án, người làm đơn khởi kiện cần nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai tạm ứng cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày.

Giai đoạn ban đầu tòa án sẽ tổ chức các buổi hòa giải, phiên họp tiếp cận giữa các bên tranh chấp, công khai chứng cứ, đối thoại để Tòa án suy xét căn cứ dựa trên pháp luật nhằm đưa vụ án ra xét xử theo quy định pháp luật, quyết định phương án giải quyết vụ kiện. Thông thường, kể từ 1 tháng sau khi có quyết định xét xử, Tòa sẽ mở lại phiên tòa để xét xử vụ án tranh chấp đất đai.

Bước 4: Nghị án và tuyên án

Các bên tham gia tranh chấp kiện tụng sẽ được nghe bản án giải quyết vụ án tranh chấp đất đai do Tòa án Nhân dân quyết định và kết thúc tranh chấp.

Trường hợp có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Điều 100 Luật Đất đai 2013

Tòa án nhân dân sẽ giải quyết nếu các bên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền làm chủ đất hợp pháp hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Biên bản hòa giải của Uỷ ban Nhân dân xã (bắt buộc)

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này cũng giống như quá trình giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ chứng cứ theo quy định của Luật trên. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, cần cung cấp thêm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Cách giải quyết khi không chấp nhận quyết định giải quyết của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh và Tòa án Nhân dân thì cần giải pháp như thế nào?

Căn cứ Điều 203 của Luật Đất đai 2013

– Không chấp nhận quyết định giải quyết của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh

Trường hợp đã có quyết định giải quyết của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nhưng giữ các bên vẫn không hài lòng với quyết định trên thì có thể nộp đơn khiếu nại lên Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc Tòa án Nhân dân của pháp luật tố tụng hành chính để xem xét và giải quyết.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Uỷ ban Nhân dân tỉnh thì khiếu nại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khiếu kiện đến Tòa án Nhân dân để giải quyết lại vụ việc tranh chấp đất đai.

– Không chấp nhận quyết định sơ thẩm của Tòa án Nhân dân

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án mà cá nhân tranh chấp cảm thấy không đồng ý với quyết định trên thì có thể làm đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm xin điều tra lại vụ việc.

Đơn kháng cáo gửi đến Tòa án bao gồm những nội dung bắt buộc như:

    • Thông tin cá nhân người làm đơn
    • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo
    • Nội dung kháng cáo, trình bày lại vụ việc và phần không đồng ý của kết quả giải quyết sơ thẩm
    • Lý do và yêu cầu kháng cáo lại vụ việc
    • Chữ ký của người làm đơn

Kết luận

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay có xu hướng ngày càng tăng, thường mang tính phức tạp và kéo dài khiến các bên tranh chấp gặp nhiều khó khăn và thời gian giải quyết. Chính vì vậy, để quá trình giải quyết tranh chấp đất đai đạt hiệu quả như mong muốn, Dịch vụ đáo hạn ngân hàngTrust Holding Hotline : 0931.346.386 (zalo,viber) hi vọng những thông tin trên sẽ là những thông tin bổ ích để giải đáp những thắc mắc của các bạn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cũng như giúp các bạn có thể lựa chọn cách thức giải quyết và đưa ra phương án giải quyết đúng đắn nhất khi có nhu cầu về thực hiện quy trình tranh chấp đất đai.

20200829 231831

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/