Các mẫu hồ sơ hoàn công phổ biến

Mặc dù bạn đã hoàn thiện công trình tuy nhiên công trình đó vẫn chưa được phép đưa vào sử dụng ngay mà phải thông qua phê duyệt hồ sơ hoàn công. Để tìm hiểu thêm về vấn đề các mẫu hồ sơ hoàn công mời bạn cùng dịch vụ đáo hạn ngân hàng-Trust Holding cùng đón đọc bài viết bên dưới.

Mục lục

Hồ sơ hoàn công là gì?

Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ sơ hoàn công là gì?

Hoàn công hay còn được gọi hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một trong những thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng, thi công công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện của các bên đầu tư, thi công đã hoàn tất công trình xây dựng sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và đã hoàn thành xong việc thi công có nghiệm thu đã hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công còn mang ý nghĩa là điều kiện quyết định để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó phải thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi tiến hành thi công.

Hồ sơ hoàn công được hiểu là tất cả những tài liệu, lý lịch hoặc nhật ký lưu được chủ đầu tư ghi lại trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm các hồ sơ sau: Hồ sơ phê duyệt đầu tư, phê duyệt dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, dự toán chi phí, thi công công trình và các quá trình khác nếu có thực hiện. Hay được nói một cách khác, tất cả những hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình thi công xây dựng nên một công trình từ A đến Z thì được gọi là hồ sơ hoàn công.

Vai trò của hồ sơ hoàn công

Sau khi đã hoàn tất quá trình thi công xây dựng thì hoàn công là quy trình thủ tục cuối cùng để hợp thức hóa công trình xây dựng về mặt pháp lý. Vì thế, hoàn công là bước vô cùng quan trọng sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành dự án. Hồ sơ hoàn công đảm nhận vai trò quan trọng như sau:

    • Hồ sơ hoàn công là cơ sở để thanh toán/quyết toán để phục vụ công tác kiểm toán, thanh tra công trình.
    • Hồ sơ hoàn công giúp phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục hoàn thành của công trình.
    • Hồ sơ hoàn công cũng góp phần giúp cơ quan quản lý trực tiếp công trình xây dựng nắm được đầy đủ cấu tạo, thực trạng công trình giúp khai thác hiệu quả nhất và có các biện pháp tu sửa, cải tạo phù hợp để duy trì tuổi thọ sử dụng công trình.
    • Hồ sơ hoàn công là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình.
    • Hồ sơ hoàn công giúp các cơ quan, quản lý dễ dàng tìm lại chứng từ dữ liệu để nghiên cứu.

Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định của Thông tư số 05/2015/TT-BXD (30/10/2015) của Bộ xây dựng quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm những thủ tục cơ bản sau:

    • Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu quy định (1 bản chính).
    • Giấy xin phép xây dựng nhà ở (yêu cầu 1 bản sao y và có chứng thực sao y), theo kèm là bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở (yêu cầu 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
    • Bản vẽ hiện trạng hoàn công xây dựng (gồm 2 bản chính).
    • Bản hợp đồng thực hiện thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thực hiện thi công (có thị thực sao y). Hoặc giấy biên lai thu thuế xây dựng.

Thêm vào đó, căn cứ vào tình hình thực tế thi công của từng loại hình công trình xây dựng mà cơ quan nhà nước yêu cầu thêm các loại giấy tờ như:

    • Hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư ký với các nhà thầu thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình.
    • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp nếu việc thi công xây dựng có sự thay đổi so với bản vẽ gốc).
    • Bản báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, kiểm định.
    • Văn bản được thỏa thuận, chấp thuận hoặc xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thực hiện an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy, an toàn đối với các công trình lân cận.

Nội dung chi tiết cụ thể cần có trong hồ sơ hoàn công

Nội dung chi tiết cụ thể cần có trong hồ sơ hoàn công
Nội dung chi tiết cụ thể cần có trong hồ sơ hoàn công

Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư – Do bên A tập hợp)

  • Quyết định phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cơ quan các cấp có thẩm quyền cấp phép.
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép chủ đầu tư sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào:
    • Cấp điện;
    • Quyền dụng nguồn nước;
    • Khai thác nguồn nước ngầm;
    • Khai thác nguồn khoáng sản, khai thác dầu mỏ;
    • Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung);
    • Đường giao thông bộ, thủy;
    • An toàn của các công trình khác lân cận, đường xá
    • An toàn giao thông (nếu có).
  • Hợp đồng xây dựng công trình(ghi số hợp đồng, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với đơn vị Nhà thầu tư vấn thực hiện quá trình khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát tiến hành thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng chính) và các Nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng).
  • Những tài liệu chứng minh được điều kiện năng lực của các Nhà thầu thực hiện tư vấn, năng lực của nhà thầu thi công xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài ( thực hiện thiết kế xây dựng, tiến hành thi công xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng…)
  • Bản báo cáo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở được cơ quan quy định.
  • Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình, thiết kế bản vẽ công trình của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định của cơ quan nhà nước..
  • Biên bản của Sở xây dựng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi thực hiện nghiệm thu giai đoạn xây dựng, và khi tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng

Tài liệu quản lý chất lượng (Do nhà thầu thi công xây dựng – Bên B lập)

    • Mẫu bản vẽ hoàn công đối với các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện…(phải có danh mục bản vẽ kèm theo).
    • Các chứng chỉ về các kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện công trình…
    • Các mẫu phiếu tiến hành kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu được sử dụng trong công trình để thực hiện thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện… do một tổ chức có năng lực chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn tiến hành thực hiện
    • Chứng chỉ xác nhận về chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật được thực hiện lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga…do nơi sản xuất cấp.
    • Bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình thi công của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
    • Các tài liệu và biên bản nghiệm thu về chất lượng của các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản nghiệm thu là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (phải bao gồm các danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo)
    • Các biên bản báo cáo nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu các thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)
    • Biên bản dùng thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ sử dụng trong công trình..
    • Chứng chỉ của nhà thầu xây dựng về sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả đối với các nhà thầu nước ngoài thực hiện tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấp trước khi Chủ đầu tư tiến hành tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
    • Bản kê khai các thay đổi giữa lúc thực hiện thi công so với bản thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt.
    • Hồ sơ để giải quyết sự cố công trình xảy ra (nếu có)
    • Báo cáo của cơ quan tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc đối với công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu (nếu có)
    • Biên bản nghiệm thu trong giai đoạn xây dựng.
    • Biên bản khi tiến hành nghiệm thu hạng mục công trình, thực hiện nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Nộp hồ sơ hoàn công xây dựng ở đâu?

    • Nộp hồ sơ hoàn công tại Sở Xây dựng: trường hợp đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình thuộc tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
    • Nộp hồ sơ hoàn công ở Ủy ban nhân dân quận, huyện: trường hợp đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện quản lý. Ban quản lý đầu tư và công trình xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp tiến hành xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định nhà nước ban hành phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp đó.
    • Nộp hồ sơ hoàn công ở Ủy ban nhân dân xã: Đối với các trường hợp nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã quản lý.

Quy trình 4 bước làm thủ tục hồ sơ hoàn công

Quy trình 4 bước làm thủ tục hồ sơ hoàn công
Quy trình 4 bước làm thủ tục hồ sơ hoàn công

Nếu bạn xây nhà lần đầu mà vướng mắc và chưa nắm rõ về quy trình hồ sơ hoàn công thì hãy xem hướng dẫn cách làm hồ sơ hoàn công qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công

Hoàn công nhà là một trong những bước bắt buộc trong quá trình tiến hành xây dựng thi công các công trình lớn nhỏ thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng. Cùng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải thực hiện làm thủ tục hoàn công nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công xây dựng.

Bước 2: Tiến hành xác định hiện trạng công trình để hoàn công

Sau khi đã hoàn tất các công đoạn thi công, đơn vị thực hiện thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình, chuẩn bị các tài liệu để tiến hành nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Sau khi chủ đầu tư công trình đã hoàn thiện hồ sơ hoàn công thì khi đó chủ đầu tư cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sau:

    • Nộp cho Sở Xây dựng: Nếu là các công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: thuộc công trình di tích lịch sử, công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài,…
    • Nộp cho Ủy ban nhân dân quận/huyện/xã: Nếu như là các công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
    • Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu như là công trình hoàn thiện là công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó quản lý

Thủ tục hoàn công nhà cấp 4

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BXD ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2014 Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ quy định:

Điều 6. Thiết kế xây dựng nhà ở

Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc có diện tích nhỏ hơn 250m2, có kết cấu từ 2 tầng trở xuống, việc thiết kế nhà ở được thực hiện như sau:

a) Mọi tổ chức, cá nhân sẽ được thiết kế nhà ở nếu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thiết kế nhà ở có quy mô tương tự và tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế.

b) Trường hợp đối với nhà ở ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở một tầng có kết cấu thi công đơn giản thì không bắt buộc phải lập bản vẽ thiết kế cụ thể, chủ nhà có thể thi công xây dựng nhà ở theo mẫu nhà ở đã được xây dựng nhưng chủ nhà, người thi công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình nhà ở.

c) Khuyến khích chủ nhà thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của nhà nước để thiết kế nhà ở

Do đó đối với những công trình đơn giản là nhà cấp 4 ở nông thôn thì có thể không cần lập bản vẽ thiết kế nhà ở cụ thể, tuy nhiên đối với trường hợp của bản đã có bản vẽ thiết kế để tiến hành xin giấy phép xây dựng.Do bạn không có hợp đồng với đơn vị tiến hành thi công công trình. Khi đó, thủ tục xin hoàn công chỉ cần có những giấy tờ cơ bản sau:

    • Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu;
    • Giấy phép xây dựng nhà ở;

Quy định pháp luật về xử lý trường hợp không lập bản vẽ hoàn công

Quy định pháp luật về xử lý trường hợp không lập bản vẽ hoàn công
Quy định pháp luật về xử lý trường hợp không lập bản vẽ hoàn công

Nếu không lập bản vẽ hoàn công có bị vi phạm quy định của pháp luật?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 29 của Nghị định 121/2013/NĐ- CP, nghị định sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở đã xác định hành vi không lập bản vẽ hoàn công theo quy định pháp luật là một căn cứ để có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung;

b) Không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng với khi tiến hành thực tế thi công;

c) Vi phạm các quy định về bảo hành công trình”.

Theo đó đối với hành vi không lập bản vẽ hoàn công bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định Nghị định 121/2013/NĐ- CP ban hành

Kết luận

Đây là toàn bộ thông tin mà dịch vụ đáo hạn ngân hàng-Trust Holding giúp bạn hiểu rõ hơn hồ sơ hoàn công và các quy trình làm hồ sơ hoàn công, thủ tục cũng như những kinh nghiệm khi làm bộ hồ sơ hoàn công theo quy định chuẩn do Bộ Xây Dựng ban hành.Nếu bạn còn thắc mắc hay chưa rõ về hồ sơ hoàn công có thể liên hệ với Dịch vụ đáo hạn ngân hàng – Trust Holding Hotline : 0931.346.386 (zalo,viber) của chúng tôi để được tư vấn.

20200829 231831

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
https://www.facebook.com/